Tin tức 247

Sinh viên Ngành Y sĩ đa khoa sướng hay khổ?

Đánh giá

Nhắc đến ngành Y – Trung cấp Y sĩ đa khoa là nhắc đến rất nhiều những khó khăn mà nhiều bạn phải trải qua. Từ những hôm trực suốt đêm đến những hôm tu luyện sách vở suốt ngày.

sinh-vien-nganh-y-si-da-khoa-thuc-hanh-tai-benh-vien

Sinh viên ngành y sĩ đa khoa thực hành tại bệnh viện.

Sinh viên ngành Y sĩ đa khoa : Sướng hay khổ?

Nếu bạn là “chúa sợ ma”, bạn sẽ “được” một phen hú vía khi lần đầu chạm tay vào xác người trong buổi thực tập giải phẫu. Những ngày đầu, có bạn về nhà không ăn nổi món thịt hầm, có bạn buồn nôn chóng mặt khi nhớ đến mùi phooc-môn ngâm xác, có bạn không ngủ vì nỗi ám ảnh và lo sợ. Nhưng dần dần cũng (phải) luyện được tinh thần thép, vì để học tốt môn Giải phẫu không còn cách nào khác là phải đối diện với xác chết 2 lần/ tuần.

Trường nào mà chẳng có những “điều kì bí” nhưng không phải trường nào cũng có sinh viên đêm đêm canh gác như một số trường đại học Y Dược. Cứ theo chu kỳ 1 tháng, mỗi tổ sẽ đi trực một lần. Công việc không quá khó khăn và vất vả nhưng vấn đề là phòng xác (đã khóa cửa) ở tầng 1 và cả khuôn viên trường rộng lớn có những cây đại thụ, thật là một khung cảnh “lãng mạn” để ngồi quây quần…kể chuyện ma. Khuya về cả bọn trải bạt ra nằm ngủ như cá hộp. Sáng ra đứa nào cũng lãnh ít nhất 1, 2 vết mũi đốt.

Ở giai đoạn cuối của chương trình học là bước sang thời kỳ trực bệnh viện. Ít nhất là không phải canh trường cùng phòng xác, thay vào đó ngày ngày đối diện với bệnh tật và và những vết thương. Không ít bạn đã phát hiện mình là bác sĩ sợ máu trong giai đoạn này. Cứ mỗi sáng học viên đến từng giường hỏi bệnh và ghi tốc ký vào quyển sổ ghi chép riêng để theo dõi ca bệnh, tự mày mò học để viết bệnh án rồi đến cuối được thầy cô sửa cho là điều rất quý.

Tham khảo thêm  Si tình là gì? Dấu hiệu nhận biết người si tình khi yêu nhau

Nói về khoản giao tiếp lại là vấn đề hoàn toàn khác. Không phải ai cũng cởi mở và dễ giao tiếp với người lạ. Thế nên mới có chuyện sinh viên ngành y Trung cấp Y sĩ đa khoa đi thực tập bị bệnh nhân và người nhà cằn nhằn, thậm chí nói những lời khó nghe. Nhưng cũng chẳng phải lỗi hoàn toàn do mình. Bệnh nhân khi nhập viện vốn đang rất lo về bệnh tình, người nhà thì thấy xót khi sinh viên y sĩ đa khoa hỏi bệnh lâu quá. Thế nên bao nhiêu chuyện dở khóc dở mếu xảy ra.

Chưa hết, đêm đến, từng nhóm được phân công lại lọ mọ vào bệnh viện trực. Niềm vui là có đêm được bác sĩ gọi đi phụ giúp ca mổ. Thế là chôn chân trong phòng mổ từ 10 giờ đêm đến 7 giờ sáng, chưa kịp chợp mắt lại lót tót đi học tiếp. Mắt muốn díp lại mà phải ngồi đối diện với thầy để trình giao ban buổi trực, trông rất thật thảm.

Đời sinh viên tất nhiên gắn liền với thi cử. Chính xác hơn thì đời sinh viên Y  phải nói là gắn chặt với thi cử mới đúng. Học xong môn nào là thi môn đó luôn. Luyện 1 cuốn sách dày cộm khoảng 500 trang trong 2 tuần đối với sinh viên Y sĩ đã là chuyện chắc chắn rồi. Áp lực thi cử, áp lực học tập lúc nào cũng đeo bám, viên sủi C, thuốc trị viêm dạ dày, vitamin tổng hợp cũng trở thành người bạn đường tin cậy của các sinh viên Y luôn.

Sinh viên Y sĩ đa khoa thực hành Y lâm sàng.

Làm một sinh viên Y sĩ đa khoa cũng có nhiều niềm vui.

Từ việc sợ hãi khi chạm vào xác người, dần dần bàn tay đã mạnh dạn hơn, yêu mến môn học chi tiết về cơ thể con người, và cũng vô cùng cảm phục về tinh thần hy sinh của những con người bình thường nhưng cao cả, sẵn sàng hiến xác cho khoa học. Có lẽ bạn nghĩ “cũng bình thường”. Nhưng hãy tưởng tượng bạn nằm đấy, cơ thể bị… bộc lộ từng cơ quan, bạn cảm thấy thế nào? Cho nên ngoài lễ Mackabe – lễ tưởng niệm những người hiến xác, trong thâm tâm mỗi   học viên y sĩ đa khoa, 365 ngày mỗi năm, đều thắp lên những nén nhang biết ơn họ, những người cao cả và vĩ đại nhất.

Tham khảo thêm  Bật mí tất tần tật câu trả lời cho câu hỏi trap là gì!

Những buổi trực đêm khiến mọi thành viên thêm thân thiết và gắn bó với nhau hơn. Cùng những năm tháng, vượt qua những kỳ thi và những thử thách chông gai, các bạn      sinh viên Y sĩ đã trở thành một gia đình thực sự. Chúng tớ vẫn có những người bạn riêng, những nhóm chơi riêng rồi giận hờn, cãi vã nhưng đó chỉ là nhất thời và hiển nhiên thì trước sau gì cũng làm hòa và thân thiết hơn, để lại những kỉ niệm thời sinh viên không thể phai mờ. Đừng làm quãng đời sinh viên của bạn chỉ vùi dập trong đống sách vở và bốn bức tường.

Giao tiếp nhiều với bệnh nhân rèn luyện các bạn trở thành những con két liến thoắng, hay nói và cởi mở hơn. Từ những tên “ngậm tăm” đến những “kẻ nói nhiều” đều biến thành “bà tám”. Điều đó giúp chúng tớ cũng trở lên chững chạc hơn. Nếu lúc đầu phẫn nộ thực sự khi bị người nhà bệnh nhân cằn nhằn và nói những lời khó nghe, giờ đây tớ biết kiềm chế tính nóng nảy của mình để hiểu cho họ. Tất cả chỉ vì một lý do: mình là bác sĩ và đó là bệnh nhân.

Theo những ca mổ suốt đêm, học tập và làm việc với cường độ cao, chúng tớ mới hiểu thấu nỗi cực khổ và cả ý nghĩa to lớn của nghề Y. Nhưng năm tháng trôi qua đầy khó khăn thử thách nhưng hầu như chẳng ai chịu bỏ cuộc ( ngành Y có số sinh viên bỏ học giữa chừng thấp nhất trong số các trường Trung cấp – Cao đẳng – Đại học), bởi vì mỗi người đều nhủ lòng 1 câu tuy cũ rích nhưng đã trở thành chân lý: “Lương y như từ mẫu”.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button