Blog

Cách Dùng Hàm Vlookup Giữa 2 Sheet: 10 Mẹo Tuyệt Vời

Đánh giá
Video cách dụng hàm vlookup giữa 2 sheet

Hàm Vlookup là một trong những công cụ cơ bản của ứng dụng Excel trên máy tính. Điểm đặc trưng của nó là giúp tìm kiếm thông tin hoặc dữ liệu trong bảng theo cột hoặc dòng. Nếu bạn chưa biết cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet hoặc 2 file khác nhau, hãy cùng Di Động Việt tìm hiểu 10 mẹo hay dưới đây.

1. Cách Dùng Hàm Vlookup Giữa 2 Sheet Khác Nhau Để Tìm Dữ Liệu

Giống như hàm Vlookup thông thường, hàm này giúp người dùng tìm kiếm và sao chép dữ liệu trên cùng một trang tính. Tuy nhiên, cách khác biệt ở đây là bạn cần chỉ định tên trang tính trong tham số table_array để hàm biết phạm vi tìm kiếm nằm trên trang nào của Excel.

Để biết cách dùng hàm Vlookup giữa 2 Sheet, bạn cần sử dụng công thức chung như sau:

VLOOKUP(lookup_value, Sheet!range, col_index_num, [range_lookup])

Dưới đây là một ví dụ cụ thể:

Giả sử bạn có 2 sheet riêng biệt là Sheet 1 (nhanvien) chứa danh sách nhân viên cần điền vào số tiền thưởng cùng với Sheet 2 (thuong) chứa điều kiện phân loại tương ứng với số tiền thưởng đó.

Trước tiên, chúng ta sử dụng công thức hàm Vlookup bằng cách chọn một ô để tính toán số tiền thưởng cho một nhân viên cụ thể. Ví dụ, mình sẽ chọn ô D3 và điền vào công thức là:

=VLOOKUP(C3, thuong!$B$4:$C$6, 2, FALSE)

Trong đó:

  • lookup_values: Nằm ở cột C tại Sheet nhanvien. Ở đây chúng ta tham chiếu đến ô dữ liệu đầu tiên đó là C3.
  • Table_array: Là vùng phạm vi B4:C6 nằm trên Sheet thuong. Để tham chiếu đến khu vực này, mình đặt tiền tố cho tham chiếu phạm vi theo tên của trang tính và thêm dấu chấm than ở sau: thuong!$B$4:$C$6
  • Col_index_num: Là số 2 vì đang cần sao chép một giá trị từ cột C và đó là cột thứ 2 trong phạm vi của Table_array.
  • Range_lookup: Được mặc định là FALSE để tìm kiếm kết quả chính xác nhất.
Tham khảo thêm  Mơ Thấy Đàn Ông: Dấu Hiệu Và Ý Nghĩa Tương Lai

Khi đã điền công thức của hàm Vlookup xong, hãy kéo công thức từ ô D3 xuống dưới cho tới D7 là có được kết quả như hình dưới:

vlookup-giuua-2-sheet

2. Cách Dùng Hàm Vlookup Giữa 2 File Khác Nhau Để Tìm Dữ Liệu

Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 file khác nhau cũng không khác biệt quá nhiều so với cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet khác nhau trong Excel. Các bạn có thể xem qua ví dụ minh hoạ dưới đây để hiểu rõ chi tiết:

Để xếp loại học sinh dựa trên số điểm các em đạt được, chúng ta sẽ cần tạo hai file Excel khác nhau là file 1 (hocsinh) chứa danh sách học sinh cần xếp loại và file 2 (xeploai) chứa điều kiện để phân loại các học sinh này.

Cụ thể, dưới đây chính là chi tiết cách dùng hàm Vlookup giữa 2 file trên dành cho bạn:

Bước 1: Mình điền công thức giống với 2 sheet ở trên vào ô D2.

Bước 2: Sau đó chuyển qua file 2 (được tạo với tên là dulieu.xlsx từ trước) rồi chọn vùng dữ liệu là A4:B7 theo cách nhấn nút Ctrl trên bàn phím và kéo bắt đầu từ ô A4 tới B7.

Bước 3: Quay về file 1 rồi điền thêm phần “2, TRUE” vào công thức đó thì nhận được kết quả là như hình:

vlookup-giuua-2-file

Tiếp đến, chúng ta kéo công thức này từ cột D2 tới D6 giống với 2 sheet là chúng ta đã xong được cách dùng hàm Vlookup giữa 2 file này rồi đấy.

3. Cách Sử Dụng Hàm Vlookup Giữa 2 Sheet Cùng Với Hàm IFERROR

Để truy xuất được dữ liệu từ 2 trang tính trở lên, các bạn có thể sử dụng hàm Vlookup kết hợp với hàm khác là IFERROR. Chức năng của hàm IFERROR được bổ sung thêm là để kiểm tra từng trang tính.

Công thức sử dụng chung đó là như sau:

=IFERROR(VLOOKUP(...), IFERROR(VLOOKUP(...), ..., "Not found"))

Dưới đây là một ví dụ để mọi người có thể hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của hàm này:

Giả sử ta có 3 trang tính, gồm: Sheet 1 (slsp) được sử dụng để nhập số lượng sản phẩm, Sheet 2 (sanpham1) chứa một phần các sản phẩm và Sheet 3 (sanpham2) cũng giống như với Sheet 2.

Tham khảo thêm  Soạn Bài Chuyện Cổ Nước Mình - Chân Trời Sáng Tạo

Nếu bạn muốn áp dụng cách dùng Vlookup giữa 2 sheet kết hợp cùng hàm này thì hãy làm theo những bước chi tiết sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy chọn một ô để điền số lượng sản phẩm và sử dụng hàm Vlookup bên trong hàm IFERROR. Ví dụ là mình sẽ chọn ô C2 và nhập công thức như hình:

=IFERROR(VLOOKUP(A$, $A$1:$B$5, 2, FALSE), "")

Bước 2: Đóng vai trò là hàm VLOOKUP. Hàm này được dùng để tìm kiếm giá trị trong ô A2 (303) trong cột đầu tiên của phạm vi bảng A1:B5. Với column_index_range được đặt là 2, hàm này sẽ trả về giá trị tương ứng từ cột thứ hai là (B). Trong ví dụ này, kết quả trả về sẽ là “Orange”tại ô B4.

Bước 3: Nếu hàm VLOOKUP trả về một giá trị hợp lệ (ví dụ như là: “Orange”), hàm IFERROR cũng trả về giá trị đó. Tuy nhiên, nếu hàm VLOOKUP gặp phải một vấn đề nào đó (ví dụ như: giá trị lookup_value không có trong table_array), nó sẽ trả về một chuỗi trống (“”).

Related Articles

Back to top button