Kiến Thức

Phân tích SWOT: Hiểu sâu về doanh nghiệp và xây dựng chiến lược phù hợp

Đánh giá

Có lẽ bạn đã cảm nhận được,
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp phải “ngừng cuộc chơi” một cách cay đắng, tuy nhiên, đại dịch này cũng lại là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác trở mình mạnh mẽ. Điểm chung của những doanh nghiệp có thể xoay sở được qua cơn đại dịch này chính là họ biết cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh kịp thời theo một phương thức đã được chứng minh hiệu quả trong Marketing, đó chính là sử dụng phương pháp phân tích SWOT.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phân tích SWOT là gì và cách thực hiện mô hình SWOT đúng chuẩn. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tạo lập ma trận phân tích SWOT và xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp. SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là mô hình phân tích kinh doanh dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đắn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.

Trong đó, Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài. Phân tích mô hình SWOT có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hay sẽ triển khai.

SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Kỹ thuật chiến lược SWOT được sử dụng để giúp cá nhân hay tổ chức xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cạnh tranh thương trường cũng như trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch cho dự án. Phân tích SWOT có thể giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu đầu tư và xác định những yếu tố khách quan – chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó.

Tham khảo thêm  OEM Group - Chuyên sản xuất và cung ứng hàng OEM chất lượng

Phân tích SWOT có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như lập kế hoạch chiến lược, brainstorm ý tưởng, đưa ra quyết định, phát triển thế mạnh, loại bỏ hoặc hạn chế điểm yếu, giải quyết vấn đề cá nhân như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính, v.v.

Ưu nhược điểm của mô hình SWOT

Ưu điểm

  • Không tốn chi phí: SWOT là phương pháp phân tích tình hình kinh doanh hoặc bất kỳ dự án nào do doanh nghiệp thực hiện. Phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đây là 2 lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT.
  • Kết quả quan trọng: SWOT sẽ đánh giá được 4 phương diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để doanh nghiệp rút ra được kết quả chính xác giúp hoàn thiện dự án, vượt qua rủi ro.
  • Ý tưởng mới: Mô hình SWOT có thể cung cấp các ý tưởng mới cho doanh nghiệp bằng các phân tích trong 4 mục cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của SWOT. Mô hình không chỉ cho bạn biết lợi thế, bất lợi mà cả những mối đe dọa để giúp bạn đối phó hiệu quả hơn trong tương lai, có những kế hoạch tránh các rủi ro tốt nhất.

Nhược điểm

  • Kết quả chưa chuyên sâu: Kết quả nhận về từ phân tích SWOT chưa thực sự phản ánh đúng các khía cạnh. Kết quả không đưa ra phản biện, chỉ tập trung vào việc chuẩn bị dự án, điều đó không đủ để hoàn thiện đánh giá và đưa ra định hướng, mục tiêu.
  • Cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn: Để thực sự đạt kết quả tốt thì việc phân tích SWOT cơ bản là không đủ.
  • Phân tích chủ quan: Một phân tích đầy đủ là phân tích đánh giá được ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so sánh được.

Tuy SWOT có nhược điểm, nhưng nếu được thực hiện đúng cách và kết hợp với các phương pháp phân tích khác, nó có thể cung cấp thông tin quan trọng và giúp doanh nghiệp xác định chiến lược phát triển một cách hiệu quả.

Tham khảo thêm  Vì sao gấu trúc chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc?

Related Articles

Back to top button