Kiến Thức

Ăn chua bị ê răng phải làm thế nào, có nguy hiểm không?

Đánh giá

Bị ê răng khi ăn đồ chua là tình trạng thường gặp ở nhiều người, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến vấn đề ăn nhai và sức khỏe của bạn. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị ê răng khi ăn đồ chua, đây cũng là biểu hiện của nhiều bệnh răng miệng nguy hiểm. Vì vậy, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy ít nhiều lo lắng khi ăn chua bị ê răng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này cụ thể!

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy ít nhiều lo lắng khi ăn chua bị ê răng
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy ít nhiều lo lắng khi ăn chua bị ê răng

1. Vị trí răng thường bị ê buốt khi ăn đồ chua

Khi ăn đồ chua, bạn có thể bị ê răng ở bất kỳ vị trí nào, răng cửa, răng hàm hoặc có thể là cả hàm. Răng cửa dù không thực hiện chức năng ăn nhai chính nhưng thường là tiếp xúc với đồ ăn đầu tiên nên khiến răng bị mài mòn dần dẫn đến ê buốt răng. Không chỉ ăn đồ chua, hiện tượng ê buốt răng cửa cũng có thể xảy ra khi bạn ăn đồ quá nóng/ lạnh, ăn thực phẩm cứng hay khi thời tiết thay đổi.

Răng hàm là vị trí thực hiện chức năng ăn nhai chính nên rất dễ bị tấn công bởi thức ăn đặc biệt là những thực phẩm có tính axit cao, đồ ngọt… Vì vậy, khi bạn ăn đồ chua sẽ rất dễ bị ê răng đặc biệt là vị trí răng số 6 và răng số 5. Trường hợp bị ê răng cả hàm rất hiếm khi xảy ra. Điều này chứng tỏ răng miệng bạn đang gặp vấn đề, bạn có thể bị sâu răng, tụt nướu hay áp xe răng…

Vị trí răng dễ bị ê buốt nhất khi ăn đồ chua là răng hàm. Tình trạng này có thể diễn ra khoảng vài phút, sau đó sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. Tần suất và mức độ ê răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Ngoài ra, răng của bạn cũng dễ bị ê khi ăn đồ nóng lạnh, đồ ngọt, cay nóng, thực phẩm mặn…

2. Nguyên nhân ăn chua bị ê răng

Ăn chua bị ê răng là một căn tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi và có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị ê răng mỗi khi ăn đồ chua. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

2.1 Mòn men răng

Men răng bị mài mòn làm lộ ngà răng, gây ê buốt
Men răng bị mài mòn làm lộ ngà răng, gây ê buốt

Răng ê buốt hay răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng ê buốt chân răng, xảy ra khi men răng bị mài mòn làm lộ ngà răng. Khi đó, các dây thần kinh ở chân răng sẽ bị tác động và gây ra cảm giác ê buốt khi ăn đồ chua, đồ ngọt, đồ lạnh…

Tham khảo thêm  Bật mí bí mật tại sao không được đụng yết hầu của con trai? - YouMed

Nguyên nhân chính khiến bạn bị mòn men răng là do bạn đã ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit cao, đồ ăn có vị chua. Axit trong các thực phẩm này tiết ra sẽ tác động trực tiếp đến bề mặt răng, làm phá hủy lớp men răng bên ngoài. Men bị bào mòn khiến lớp ngà, tủy và các dây thần kinh bên trong không có lớp bảo vệ. Do đó, nếu bạn càng ăn đồ chua thì lớp men răng càng bị phá hủy nhiều, gây ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh và tạo cảm giác ê răng.

2.2 Biểu hiện của các bệnh về răng miệng

Răng ê buốt cũng là triệu chứng của các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nhiễm chân răng, viêm tủy răng, áp xe răng… Nguyên nhân của các căn bệnh này cũng là do lớp men răng bên ngoài bị phá hủy bởi thức ăn, vi khuẩn. Khi bạn ăn đồ chua, tình trạng ê răng càng rõ rệt hơn.

2.3 Răng nhạy cảm bẩm sinh

Có nhiều trường hợp răng nhạy cảm bẩm sinh. Do ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi không nhận đủ canxi và flour từ người mẹ để nuôi dưỡng và phát triển răng, nên sau này men răng thường mỏng hơn bình thường. Chỉ cần tác một tác động rất nhỏ từ bên ngoài cũng đủ khiến răng bị ê buốt, khó chịu. Nếu bạn là người có răng nhạy cảm thì không được phép dung nạp quá nhiều thực phẩm có tính axit cao như chanh, cam, dứa, nước có gas,… Việc ăn đồ chua hay sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… khiến răng nhạy cảm càng trở nên yếu hơn, ăn chua bị ê răng rõ hơn.

2.4 Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Khi bạn đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải có lông quá cứng, chải ngang răng hay sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao thì đều có thể khiến men răng dễ bị phá hủy. Hay thói quen không vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh lý về răng và dẫn đến ê răng khi có tác nhân kích thích. Vệ sinh răng miệng không đúng cách rất nguy hiểm vì đây là nguyên nhân chính khiến bạn mắc các bệnh về răng miệng thường gặp.

Với những người lớn tuổi, thói quen sử dụng tăm xỉa răng, đánh răng quá mạnh khiến răng bị tụt nướu, lộ chân răng. Điều này khiến răng dễ bị tổn thương, nhạy cảm hơn và dễ bị ê buốt hơn. Với những người răng bị sứt mẻ cũng dễ bị ê buốt răng khi ăn đồ chua.

2.5 Tẩy trắng răng, niềng răng, trám răng

Trường hợp niềng răng, trám răng, tẩy trắng răng có thể khiến bạn bị ê răng tạm thời
Trường hợp niềng răng, trám răng, tẩy trắng răng có thể khiến bạn bị ê răng tạm thời

Trường hợp niềng răng, trám răng, tẩy trắng răng hay thực hiện các biện pháp nha khoa khác có thể khiến bạn bị ê răng tạm thời. Nếu thực hiện không đảm bảo đúng kỹ thuật, chất lượng cũng làm ê buốt răng. Trong thời gian này, bạn sẽ rất dễ bị ê răng khi ăn đồ chua, đồ ngọt. Do đó, cần phải hạn chế để răng miệng khôi phục lại trạng thái bình thường.

Tham khảo thêm  Không ho nhưng có đờm ở cổ họng do nguyên nhân nào? - Medlatec

Ngoài ra, ăn chua bị ê răng còn có thể do nguyên nhân tuổi tác. Tuổi càng lớn, răng càng trở nên yếu hơn, thường xuyên bị ê răng hơn. Những người có thói quen nghiến răng khi ngủ hay nhai đồ ăn cứng cũng dễ bị ê răng do hành động này sẽ làm mòn men răng.

3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng ê răng khi ăn đồ chua?

Ăn chua bị ê răng không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng nó cũng ảnh hưởng đến vấn đề ăn nhai và sức khỏe của chúng ta. Một số cách dưới đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này.

3.1 Uống nước ấm

Nếu bạn vừa ăn đồ chua xong và có cảm giác ê răng ngay sau đó, bạn có thể uống một cốc nước ấm để làm giảm bớt cơn ê buốt ngay lập tức. Tuy nhiên, cách này chỉ là biện pháp tạm thời, cũng có trường hợp không thể khiến cơn ê buốt thuyên giảm. Nếu bạn muốn chấm dứt hoàn toàn hay muốn có thể ăn đồ chua thoải mái mà không bị ê răng thì phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề răng miệng của mình.

3.2 Hạn chế ăn đồ chua

Nếu bạn ăn chua bị ê răng thì biện pháp đầu tiên là hạn chế ăn đồ chua để tránh bị ê răng cũng như gây mài mòn lớp men răng bên ngoài. Nếu bạn bị ê răng ở một bên thì nên ăn nhai thực phẩm bằng bên kia để tránh tạo cảm giác ê răng, gây tổn thương thêm cho răng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn nhiều thực phẩm không tốt cho răng miệng như đồ ngọt, nước có gas, cafe, thực phẩm cay nóng…

3.3 Chải răng đúng cách

Việc chải răng đúng cách đặc biệt quan trọng để loại bỏ đồ ăn thừa và vi khuẩn trong miệng, ngăn chặn không cho chúng xâm nhập và sâu bên trong tủy. Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng tối, sử dụng bàn chải mềm mại, chải răng nhẹ nhàng tất cả các mặt của răng. Việc sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách sẽ giúp bảo vệ lớp men răng, tránh làm tụt lợi, ê răng.

Bạn nên sử dụng kem đánh răng chống ê buốt để giảm cảm giác ăn chua bị ê răng, vừa có tác dụng phục hồi men răng. Kết hợp với việc sử dụng nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ hết vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được và mang lại hơi thở thơm mát hơn. Đồng thời, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc bài chải kẽ để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng, làm sạch răng miệng toàn diện.

Có thể bạn quan tâm: Như thế nào là đánh răng đúng chuẩn y khoa?

3.4 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề răng miệng của bạn. Bạn nên tránh các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm quá nóng;
  • Thực phẩm quá lạnh;
  • Thực phẩm chứa nhiều axit, đồ chua;
  • Thực phẩm gây hư hại men răng như cafe, đồ uống có gas…
  • Ăn thực phẩm cứng và dai cũng khiến bạn dễ bị ê buốt khi nhai;
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá.
Tham khảo thêm  Ưu điểm chuyển phôi ngày 5, ngày 6 - IVF Hồng Ngọc

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng và chất đạm, canxi, sắt, flo… nhất là rau xanh và trái cây tươi. Uống đủ nước mỗi ngày cũng rất quan trọng để cải thiện tình trạng ăn chua bị ê răng.

Một trong những phương pháp dân gian có tác dụng giảm ê buốt răng hàm mà bạn có thể áp dụng là sử dụng bột Đinh hương.

Trong dược liệu Đinh hương có chứa thành phần eugenol có khả năng khuẩn mạnh, giúp gây tê, giảm ê buốt, giảm đau. Hàm lượng eugenol trong đinh hương vượt trội hơn hẳn, cao gấp 20 lần so với các thảo dược khác. Chính vì vậy, Đinh hương là một trong những nguyên liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại kem đánh răng thảo dược vì lợi ích của nó đối với sức khỏe răng miệng.

Để giảm ê buốt răng nhanh chóng, bạn có thể làm như sau:

Lấy bột đinh hương và dầu ô liu theo tỷ lệ 1: 2 cho vào chén và trộn đều. Hỗn hợp thu được đem đắp vào vị trí bị đau nhức, ê buốt trong khoảng 10 phút sẽ giúp cho tinh dầu thẩm thấu vào vị trí ê buốt để giảm thiểu được tình trạng này. Nếu như không có dầu ô liu thì bạn hoàn toàn có thể bôi trực tiếp bột đinh hương lên, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn một chút.

4. Khi nào ăn chua bị ê răng cần phải đi khám nha khoa?

Thực chất việc ăn chua bị ê răng rất bình thường do lượng axit từ đồ chua tiết ra ảnh hưởng đến men răng và ngà răng. Thông thường mọi người sẽ bỏ qua và đợi nó tự hết ê buốt. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, thường xuyên diễn ra sẽ hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Nhất là trường hợp không chỉ là đồ chua mà các thực phẩm khác cũng khiến bạn cảm thấy ê răng thì rất có thể bạn đang bị bệnh về răng miệng.

Trong trường hợp này, bạn phải đi thăm khám nha sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để vi khuẩn gây hư hại cho ngà răng, tủy răng. Để đảm bảo sức khỏe cho mình, tốt nhất bạn nên đi khám nha khoa khi có cảm giác ê răng thường xuyên. nha sĩ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân, cách điều trị cũng như hướng dẫn bạn vệ sinh răng miệng tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin mà Dược Liệu Ngọc Châu chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách cải thiện tình trạng ăn chua bị ê răng. Hãy nhớ chải răng đúng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh bị ê răng cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác nhé.

Related Articles

Back to top button