Kiến Thức

Hóa trị là gì? Liệu pháp hóa trị ung thư có nguy hiểm không?

5/5 - (1 bình chọn)

Hóa trị là gì? Đây được xem là một trong những liệu pháp điều trị ung thư chính hiện nay. Tùy vào từng giai đoạn bệnh cũng như tình trạng sức khỏe bệnh nhân, các bác sĩ sẽ quyết định thời điểm áp dụng phương pháp hóa trị sao cho phù hợp nhất. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu hóa trị là gì và một số thông tin hữu ích liên quan.

Tìm hiểu hóa trị là gì?

Hóa trị là một trong những liệu pháp điều trị ung thư chính hiện nay bên cạnh các phương pháp khác như phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp trúng đích,… Phương pháp hóa trị ung thư sẽ sử dụng các loại thuốc nhằm phá hủy tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào này phát triển, phân chia và xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể.

Tìm hiểu hóa trị là gì?

Bởi vì các tế bào ung thư sẽ phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh bình thường, do đó hóa trị liệu sẽ có tác động lên tế bào ung thư nhiều hơn là tế bào bình thường. Tuy nhiên, thuốc hóa trị vẫn có thể gây ảnh hưởng trên tế bào bình thường, dẫn đến bệnh nhân có nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Một số tác dụng phụ của hóa trị ung thư có thể dự phòng và giảm mức độ được để hạn chế phải kéo dài thời gian điều trị hoặc phải dùng điều trị. Chính vì thế, bệnh nhân ung thư cần lắng nghe ý kiến và tuân thủ đầy đủ chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Vì sao cần thực hiện hóa trị?

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung cho biết, hóa trị được ưu tiên chỉ định trong điều trị hầu hết loại bệnh ung thư, tùy theo từng bệnh, từng giai đoạn, tùy tình trạng người bệnh mà có các phác đồ phù hợp. Phương pháp điều trị này có những vai trò chính sau:

  • Giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển, phân chia và lây lan của các tế bào ung thư bên trong cơ thể;
  • Tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư khiến các khối u này giảm kích thước, giảm giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân ung thư bắt đầu các bước điều trị tiếp theo như phẫu thuật hoặc xạ trị;
  • Điều trị các triệu chứng: Phương pháp hóa trị ung thư giúp bệnh nhân có thể giảm thiểu được các triệu chứng như đau nhức, chèn ép, từ đó cải thiện được chất lượng sống;
  • Điều trị bổ trợ: Trong những trường hợp bệnh nhân vừa trải qua đợt phẫu thuật lấy khối u, bác sĩ sẽ chỉ định thêm phương pháp hóa trị ung thư nhằm mục đích tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư còn sót lại, cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát và di căn.

Ưu nhược điểm của hóa trị là gì? Có gì khác với các phương pháp điều trị còn lại?

Ưu nhược điểm của hóa trị là gì? Phương pháp hóa trị ung thư cũng có những ưu nhược điểm nhất định, cụ thể là:

Tham khảo thêm  Tư thế 69: Khám phá ưu điểm, nhược điểm và cách thực hiện

Ưu điểm của hóa trị là gì?

Hóa trị liệu có vai trò tiêu diệt, làm chậm quá trình phát triển của khối u, ngăn việc khối u phân chia và lan tràn trong cơ thể; đồng thời giúp giảm các triệu chứng chèn ép và xâm lấn ở bệnh nhân.

Nhược điểm hóa trị là gì?

Bên cạnh ưu điểm, hóa trị cũng có hạn chế là gây ra nhiều tác dụng phụ, có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Bởi khi vào cơ thể, thuốc hóa trị sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng cũng đồng thời tác động lên tế bào khỏe mạnh bình thường.

Hóa trị được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung cho biết, thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo 2 đường chính là đường uống hoặc đường tiêm truyền. Tùy vào loại bệnh ung thư cụ thể, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe bệnh nhân,… mà bác sĩ sẽ có chỉ định loại thuốc và cách thực hiện phù hợp nhất.

Hóa trị thông qua đường uống

Một số loại thuốc hóa trị ung thư có thể đưa vào cơ thể bằng đường uống. Thuốc có thể có dạng viên, dạng lỏng hoặc dạng con nhộng. Sau khi uống, thuốc sẽ được cơ thể hấp thu ở dạ dày, dịch tiêu hóa có trong dạ dày sẽ phá vỡ lớp màng của thuốc, giúp thuốc phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể bị dịch tiêu hóa ở dạ dày làm mất tác dụng hoặc thuốc làm tổn thương niêm mạc dạ dày bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần lưu ý những biểu hiện sau uống thuốc để được hướng dẫn phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Hóa trị tiêm dưới da

Những loại thuốc hóa trị liệu ở dạng sinh học sẽ được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da. Bác sĩ sẽ sử dụng loại kim tiêm ngắn để đưa thuốc vào phần dưới da, đảm bảo không đi sâu vào lớp cơ. Cách làm này phù hợp cho những bệnh nhân có lượng tiểu cầu thấp bởi hạn chế được việc chảy máu so với tiêm bắp.

Hóa trị truyền tĩnh mạch

Một số loại thuốc cần được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, việc điều trị được thực hiện từ vài phút đến vài giờ. Tuy nhiên, một số thuốc cần được điều trị liên tục trong vài ngày đến vài tuần để mang hiệu quả cao hơn, nên cách làm này còn được gọi là hóa trị truyền liên tục.

Hóa trị tiêm bắp

Tương tự như tiêm dưới da, ở hóa trị tiêm bắp, bác sĩ sẽ sử dụng loại kim tiêm có kích thước lớn hơn để đưa thuốc sâu vào da, giúp thuốc thấm sâu vào trong các tổ chức cơ. Tuy nhiên, cách làm này cho hiệu quả thuốc hấp thụ chậm hơn đường tiêm dưới da và đường truyền tĩnh mạch.

Hóa trị nội động mạch

Động mạch là mạch máu chính đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Một số loại thuốc hóa trị được tiêm vào động mạch bệnh nhân ung thư để thuốc được đưa trực tiếp đến vùng có khối u.

Một số cách dùng thuốc hóa trị khác

  • Màng bụng: Thuốc được đưa vào khoang màng bụng, xung quanh các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng nhưng không vào dạ dày hoặc một cơ quan nào khác.
  • Bàng quang: Thông thường phương pháp này được chỉ định trên những bệnh nhân ung thư bàng quang sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Màng phổi: Thuốc sẽ được đưa vào khoang màng phổi, phần khoang giữa phổi nhằm kiểm soát dịch màng phổi, ngăn ngừa trường hợp quá nhiều dịch gây chèn ép, khó thở ở bệnh nhân.
  • Hóa trị tại chỗ: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hóa trị dạng kem bôi trực tiếp lên vùng bị tổn thương, thường được áp dụng trong điều trị ung thư da.

Những loại thuốc dùng trong điều trị ung thư

Thuốc là một phần quan trọng trong quá trình điều trị tế bào ung thư. Trước đây, thuốc điều trị ung thư có thể tác động lên cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh bình thường. Sau này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế xuất ra nhiều loại thuốc mới trong điều trị ung thư. Những loại thuốc mới này có thể là thuốc điều trị duy nhất, tuy nhiên các chuyên gia ung thư khuyến cáo nên phối hợp với phương pháp hóa trị ung thư truyền thống.

Tham khảo thêm  Take up: Khám phá nghĩa và cách sử dụng đầy hiệu quả

Những loại thuốc dùng trong điều trị ung thư

Các loại thuốc điều trị ung thư mới gồm:

  • Liệu pháp nội tiết: Một số hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,.… Chính vì thế, liệu pháp nội tiết được sử dụng để thay đổi lượng hormone bên trong cơ thể, giúp kiểm soát hoạt động của các tế bào và cơ quan bên trong cơ thể.
  • Liệu pháp nhắm đích: Mục đích của liệu pháp này là nhắm trực tiếp vào các gen và protein có trong tế bào ung thư, sau đó bất hoạt chúng.
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp này sẽ giúp hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể có khả năng chống lại ung thư. Đây là liệu pháp được ưu tiên chỉ định trong điều trị một số loại bệnh ung thư hiện nay.

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư

Hóa trị liệu là phương pháp điều trị ung thư toàn thân, do đó, bên cạnh việc tiêu diệt các tế bào ung thư, thuốc hóa trị có thể gây ảnh hưởng lên các tế bào khỏe mạnh bình thường. Tùy vào bệnh ung thư cụ thể, giai đoạn bệnh, loại thuốc sử dụng, tình trạng sức khỏe,… mà bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Một số tác dụng phụ của hóa trị ung thư gồm:

Làm giảm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu

Nguyên nhân là do thuốc hóa trị thường tác động lên những tế bào có khả năng phát triển và phân chia nhanh, do đó các tế bào như hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu dễ bị ảnh hưởng. Bệnh nhân ung thư có thể gặp triệu chứng thiếu máu, dễ bị bầm tím hoặc dễ bị nhiễm trùng do cơ thể bị giảm số lượng cũng như chất lượng của hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu.

Rụng tóc, sạm da

Da, tóc, móng cũng là những tế bào có khả năng phát triển và phân chia nhanh, do đó cũng dễ bị thuốc hóa trị ung thư tác động, dẫn đến hiện tượng bệnh nhân ung thư bị rụng tóc, sạm da, bong da,.…

Chán ăn, buồn nôn và nôn

Trong quá trình hóa trị, bệnh nhân ung thư có thể rơi vào trạng thái chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Do đó, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, ăn thức ăn ít mùi và bổ sung hoa quả tươi để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Tiêu chảy

Ngoài tác dụng phụ chán ăn, buồn nôn và nôn, bệnh nhân ung thư có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Do đó, bệnh nhân chỉ nên ăn thức ăn lành tính, hạn chế tối đa dầu mỡ,… để tránh tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.

Loét niêm mạc miệng

Một số bệnh nhân ung thư có thể gặp phải tình trạng viêm, loét niêm mạc khi hóa trị liệu. Bệnh nhân có thể khắc phục bằng cách giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đủ nước, ăn thức ăn mềm, lỏng để tránh gây tổn thương niêm mạc.

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung cho biết, các tác dụng phụ của hóa trị sẽ hết dần sau một khoảng thời gian dừng thuốc, do đó bệnh nhân không nên quá hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các tác dụng phụ kéo dài và nghiêm trọng không thuyên giảm, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục bằng cách đổi loại thuốc hoặc phương pháp khác để tác dụng phụ nhẹ nhàng hơn.

Hóa trị chỉ định thực hiện trong trường hợp nào?

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung cho biết, một số trường hợp hóa trị được chỉ định như một phương pháp riêng lẻ để điều trị bệnh ung thư, một số trường hợp hóa trị được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp sinh học.

Tham khảo thêm  Bae - Một Tình Yêu Trong Đời Bạn

Đối với phác đồ kết hợp, hóa trị ung thư được sử dụng nhằm mục đích làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc xạ trị, tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc xạ trị, tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Phác đồ hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?

Thời gian của một phác đồ hóa trị ung thư sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố sau:

  • Loại bệnh ung thư;
  • Mục tiêu của việc điều trị, chẳng hạn như điều trị triệt để, kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư hay giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân hoặc điều trị bổ trợ nhằm hạn chế tái phát và di căn sau phương pháp phẫu thuật, xạ trị,…;
  • Phác đồ và loại hóa trị liệu;
  • Thể trạng bệnh nhân đáp ứng với phác đồ hóa trị.

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung cho biết, thông thường phác đồ hóa trị ung thư sẽ diễn ra theo từng chu kỳ, có giai đoạn sử dụng thuốc và giai đoạn để bệnh nhân nghỉ ngơi để cơ thể tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh. Khi bước vào một phác đồ điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ, không nên bỏ ngang việc điều trị.

Bởi vì hóa trị là phương pháp điều trị ung thư tác động lên toàn thân nên khi vào thuốc, bệnh nhân có thể cảm thấy rất mệt mỏi. Để dự phòng cho trường hợp này, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên khoa Ung bướu, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh luôn có các phương án dự phòng, túc trực bên cạnh, hỗ trợ bệnh nhân tốt nhất trước, trong và sau truyền thuốc, cũng như cố gắng tìm giải pháp tốt nhất giúp bệnh nhân hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Đối với trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ nghiêm trọng trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định dừng điều trị và cân nhắc sử dụng một loại thuốc khác vào một chu kỳ khác cho bệnh nhân.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện hóa trị?

Nhiều bệnh nhân ung thư khi nghe đến hóa trị đều rất lo sợ tác dụng phụ của thuốc. Bác sĩ Nguyễn Thành Trung cho biết, hiện nay với sự phát triển của nhiều phương pháp điều trị, nhiều loại thuốc hóa trị mới và cách pha thuốc đúng tiêu chuẩn, kết hợp đầy đủ thuốc hỗ trợ trước, trong và sau hóa trị sẽ giúp điều trị hiệu quả và giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân có thể lắng nghe bác sĩ tư vấn, giải thích cặn kẽ mục đích và phác đồ điều trị để có tâm lý tốt hơn.

Một số lưu ý trong quá trình hóa trị ung thư

Khi bắt đầu một phác đồ hóa trị liệu, bệnh nhân ung thư cần lưu ý:

  • Việc sử dụng phác đồ hóa trị, thuốc hóa trị nào sẽ do bác sĩ điều trị chỉ định. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng kế hoạch điều trị, nhất là thời gian nghỉ ngơi giữa các đợt hóa trị để cơ thể sản sinh tế bào mới, thay thế cho những tế bào đã bị tổn thương do hóa chất.
  • Trong quá trình hóa trị, bệnh nhân không nên ăn uống kiêng khem. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp, vừa đủ dinh dưỡng vừa giảm sự khó chịu do tác dụng phụ của thuốc hóa trị.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị

Để chăm sóc tốt bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị, bác sĩ Nguyễn Thành Trung khuyến cáo gia đình cần lưu ý:

  • Động viên,

Related Articles

Back to top button