Kiến Thức

KOC là gì? KOC và KOL có gì khác nhau?

5/5 - (1 bình chọn)

KOC là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của trungcapykhoa. Hy vọng những thông tin này có thể mang đến cho các bạn những thông tin mới. Đặc biệt hữu ích cho bạn cho việc xây dựng nội dung cũng như tạo ra nguồn thu nhập đột phá.

KOC là gì?

KOC là gì? KOC được viết tắt từ Key Opinion Consumer. Cũng giống như KOLs, họ là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc chính của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

KOC là gì?
KOC là gì?

KOC là một thuật ngữ khá mới. Vì thế, số lượng người theo dõi trên mạng xã hội của họ chưa nhiều. Tuy nhiên, nếu kiên trì lâu dài, KOC sẽ có lượng người theo dõi trung thành hơn. Đặc biệt, KOC có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình quyết định mua hàng của người xem nhờ những chia sẻ mang tính khách quan và chuyên môn đáng tin cậy của mình.

Sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì?

KOLs (Key Opinion Leaders), là những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng thường được mời tham gia các chiến dịch truyền thông để tạo sức lan tỏa. Quy trình làm việc của các KOLs thường là nhận booking từ các Agency, sau đó review sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể trên các trang mạng xã hội.

Có nhiều cấp bậc để định hình một KOLs.

Ví dụ:

  • Từ Celebrities cho đến cấp độ 1 là những Influencer có khoảng từ 10.000 đến 1 triệu người theo dõi hay còn gọi là macro-influencers.
  • Cấp bậc 2 có từ 5.000 đến 10.000 người theo dõi hay còn gọi là micro-influencers
  • Những Influencer nhỏ cấp bậc 3 có khoảng từ 1.000 đến 5.000 người theo dõi là nano-influencers.
Tham khảo thêm  Tại sao người Indonesia trùm đầu? Có được bỏ khăn trùm đầu?

Tuy nhiên, giữa thị trường KOLs đang bị bão hòa như hiện tại, chỉ một “review hoa mỹ” có thể chiếm được sự tin tưởng đặc biệt từ khách hàng hay không?

Khách hàng ngày nay rất thông minh. Xét về quy mô, KOL có lượng followers lớn nhưng không phải lúc nào họ cũng nhận được sự tin tưởng hoàn toàn từ khán giả. Khách hàng cũng biết rằng những video nào họ thực hiện dựa vào tài trợ trả phí, video nào thì không. Vì thế, uy tín và tính xác thực của các KOLs không mạnh bằng người tiêu dùng đích thực.

Sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì?
Sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì?

Về phía KOCs (Key Opinion Customers), trước hết phải khẳng định họ là một người tiêu dùng. Những hành vi mua sắm, chọn sản phẩm, trải nghiệm, đánh giá của họ không bị phụ thuộc vào bất cứ kênh media hay bất cứ Agency nào. KOC sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm, nhãn hàng và đưa ra những nhận xét chân thực nhất chứ không nhất quyết phải theo một kịch bản có sẵn bên phía thương hiệu.

Quy mô khán giả cũng không quan trọng đối với KOC. Tuy nhiên, hành động mua sắm của khách hàng ngày nay không chỉ dựa vào những lời hoa mỹ được viết về 1 thương hiệu trên mạng xã hội.

Họ đầu tư thời gian để tìm hiểu cả ưu, nhược điểm của một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Vì thế, những nhận xét khách quan của KOC tác động hiệu quả hơn đến khách hàng vì những trải nghiệm và tính chân thật trong đánh giá của họ.

Chất lượng KOC được đánh giá như thế nào?

Chỉ nói suông thì chúng ta không thể đo lường hiệu quả của các KOC mang lại. Thường các KOC được đánh giá dựa trên 3 nguồn chính RPG:

  • Relevant: Đây là chỉ số đo lường độ viral, thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong từng lĩnh vực/ ngành hàng khác nhau. Mỗi Influencer có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn với tần suất hoạt động, chia sẻ thường xuyên sẽ có Relevance Score cao (trên 60%) và được xếp vào bảng xếp hạng của Influencer. Độ phù hợp này được đánh giá trên Audience của KOL và Brand cùng Content KOL xây dựng tại kênh của họ.
  • Performance: Đây là chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng dựa trên content mà KOL đã chia sẻ và quảng bá. Một Influencer được coi là có tác động lớn đến khách hàng là những Influencer chia sẻ những nội dung thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đến từ phía doanh nghiệp.
  • Growth: Không chỉ gói gọn vào những thông tin có sẵn về sản phẩm, các thương hiệu phải sáng tạo nội dung mới, cập nhật liên tục các xu hướng trên thị trường để có một kế hoạch Influencer Marketing hoàn hảo nhất. Qua đó, họ lựa chọn những KOL phù hợp với sản phẩm, có ảnh hưởng lớn đến đối tượng khách hàng họ nhắm đến để mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo.
Tham khảo thêm  8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3

Cách kiếm tiền của KOC là gì?

Xét về khía cạnh kiếm tiền, giữa KOC và KOL không có gì khác nhau. KOC vẫn có thể kiếm tiền từ Youtube; Làm mẫu ảnh; Tham gia các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, khác một điểm, thay vì nhãn hàng sẽ trả tiền cho KOLs để review sản phẩm, thì KOC sẽ là người chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm, sau đó nhận lại mức hoa hồng từ thương hiệu trên số đơn bạn đã bán được.

Cách kiếm tiền của KOC là gì?
Cách kiếm tiền của KOC là gì?

Ví dụ như: Một số KOCs đang hợp tác trên nền tảng Accesstrade hiện tại, đơn hàng của họ kiếm từ kênh Youtube không thua gì những Publisher chạy quảng cáo, làm SEO.

Trên đây là doanh thu của một bạn KOCs tại Accesstrade đang sở hữu kênh Youtube với hơn 300N người theo dõi, số tiền trên bạn kiếm được chủ yếu qua hình thức video Youtube.

Để đạt được kết quả như các bạn thấy, khoảng hơn 25,000 đơn hàng phát sinh, bạn KOCs đã tạo ra tổng cộng hơn 100 video review mỹ phẩm trên Youtube, chi phí bỏ ra nhiều nhất là sản phẩm thì đã được Accesstrade cung cấp một phần, chủ yếu KOcs chỉ bỏ công sức để dựng video, xây dựng đế chế của mình và tối ưu của nó trên kênh Youtube.

Kết luận

Vậy là bạn đã biết KOC là gì rồi đúng không? Xu hướng KOC giúp cho doanh nghiệp và KOL đo lường được mức độ hiệu quả để tính toán chiến lược Marketing sao cho tối ưu nhất. Từ đó, KOL cũng có nơi để khẳng định tên tuổi của mình bằng dữ liệu thực tế, doanh nghiệp thì có những con số cụ thể để đưa ra quyết định tối ưu nhất trong chiến lược Influencer Marketing của mình.

Xem thêm bài viết:

Related Articles

Back to top button