Kiến Thức

Việc làm telesale là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Đánh giá

Nhắc đến công việc telesales, nhiều người nghĩ ngay đến việc “cái mác” gọi điện. Thực tế, công việc của một telesales không chỉ dừng lại ở việc gọi điện. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin trọn vẹn về việc làm telesales là gì.

Telesales là gì?

Telesales là một danh từ ghép từ tiền tố “tele-” có nghĩa là viễn thông và “sales” là nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên bán hàng. Hiểu một cách đơn giản, telesales là hoạt động quảng cáo sản phẩm và bán hàng thông qua điện thoại. Nhân viên telesales chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các hoạt động này. Công việc telesales có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến kinh doanh các loại hình sản phẩm, dịch vụ… Vì vậy, cơ hội tìm việc làm telesales rất rộng mở đối với các ứng viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ về ngành nghề này, biết được chính xác nhân viên telesales làm gì, cần có kỹ năng và kinh nghiệm gì.

Nhân viên telesales là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng

Việc làm telesale là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Từ tên gọi đã cho thấy telesales liên quan nhiều đến việc gọi điện thoại cho khách hàng. Vì vậy, nhiều người có quan niệm telesales chỉ gồm việc gọi điện. Dù quan điểm này không sai nhưng lại không đầy đủ về công việc telesales. Vậy công việc của nhân viên telesales là gì? Nhân viên telesales sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Tìm hiểu và nắm bắt thông tin về sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh.
  • Gọi điện thoại cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm, thuyết phục họ mua hàng và chốt đơn.
  • Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin hữu ích về khách hàng thông qua lưu trữ cuộc gọi.
  • Tiếp nhận và giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng liên quan đến sản phẩm.
  • Cập nhật và quản lý thông tin về khách hàng.
  • Làm việc cùng phòng kinh doanh và bộ phận khác để đạt mục tiêu kinh doanh.
  • Báo cáo tiến độ công việc và kết quả đạt được cho cấp trên.
Tham khảo thêm  037 - Mạng Viettel là gì? Sim đầu số 037 mang ý nghĩa gì?

Nhân viên telesales cần đảm đương khá nhiều công việc

Trên đây là mô tả công việc của một telesales nói chung, công việc cụ thể có thể thay đổi tùy vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Có thể thấy, công việc của một telesales không chỉ dừng lại ở việc gọi điện thoại và bán hàng, mà còn có những công việc phức tạp hơn thế.

Hiện nay, Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội cung cấp gần 500 việc làm telesales chất lượng từ những doanh nghiệp hàng đầu. Truy cập ngay để ứng tuyển!

Trách nhiệm của nhân viên telesales

Giống như nhân viên kinh doanh, nhân viên telesales được đánh giá dựa trên KPI (Key Performance Indicator – chỉ số đo lường hiệu quả công việc). Dù bạn mới bước vào nghề hay có kinh nghiệm làm telesale, bạn đều phải đảm bảo các KPI sau:

  • Số lượng cuộc gọi thực hiện hàng tháng được giao.
  • Số lượng đơn chốt thành công.
  • Số lượng khách hàng tiềm năng.
  • Thời gian trung bình nhân viên giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.
  • Tỷ lệ cuộc gọi từ chối/tổng số cuộc gọi thực hiện.

Kỹ năng cần có của telesales

Nghề telesales thường được xem như một công việc văn phòng nhàn hạ. Tuy nhiên, để trở thành một nhân viên telesales giỏi, bạn cần nắm vững các kỹ năng sau:

  • Sử dụng thành thạo các phần mềm gọi điện và quản lý cuộc gọi.
  • Giao tiếp qua điện thoại: giao tiếp trên điện thoại khác biệt so với giao tiếp trực tiếp, khách hàng dễ từ chối bạn hơn và bạn khó nắm bắt tâm lý của người giao tiếp hơn.
  • Bán hàng, thuyết phục và đàm phán để chốt đơn thành công.
  • Xử lý vấn đề và giải quyết tình huống linh hoạt trong trường hợp khách hàng thắc mắc, khiếu nại.
  • Nắm vững các kịch bản bán hàng, chốt đơn và nhận diện khách hàng có tiềm năng.
  • Làm việc dưới áp lực: nghề telesales phải chịu rất nhiều áp lực từ KPI cho đến việc bị khách hàng từ chối. Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần thép nếu muốn theo đuổi nghề telesales.
Tham khảo thêm  Ước mơ: Vai trò và cách theo đuổi

Nghề telesales nhiều áp lực hơn bạn tưởng

Mức lương của telesales

Thu nhập của telesales được tính giống như nhân viên kinh doanh. Thông thường, họ sẽ có hai loại lương: lương cứng và lương mềm. Lương cứng là một khoản cố định, nhân viên telesales sẽ nhận được mỗi tháng nếu hoàn thành công việc được giao. Lương mềm là phần trăm hoa hồng nhận được khi chốt đơn thành công cùng với các phần thưởng khác khi hoàn thành tốt công việc.

Mức lương của nhân viên telesales dao động rất rộng, từ 3 triệu đến 30 triệu tùy vào kinh nghiệm, năng lực và lĩnh vực hoạt động. Mức lương trung bình của nghề này là khoảng 7-8 triệu đồng + % doanh số/tháng. Đây là mức thu nhập hấp dẫn so với mặt bằng chung trên thị trường lao động.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết trả lời cho câu hỏi việc làm telesale là gì. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ là hành trang cho bạn trên con đường hướng nghiệp. Ngoài ra, để dễ dàng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, hãy có một CV ấn tượng. Hãy tạo CV mọi ngành nghề chất lượng thông qua công cụ tạo CV online của Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội.

Tạo CV Ngay!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Related Articles

Back to top button