Kiến Thức

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng: Nguyên nhân và cách cải thiện

Đánh giá

Bạn có bao giờ gặp phải tình trạng không ho nhưng vẫn có đờm ở cổ họng? Tình trạng này gây phiền toái khiến bạn khó chịu và gặp khó khăn trong khi nói chuyện và ăn uống. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng.

Đờm và nguyên nhân gây ra

Đờm là chất dịch nhầy được hệ hô hấp tiết ra, chứa các thành phần như chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu và một số chất độc hại đã xâm nhập vào hệ hô hấp. Thường thì đờm là yếu tố kích thích phản xạ ho của cơ thể, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

1. Nhiễm trùng đường hô hấp

Các loại vi khuẩn, virus có thể xâm nhập và tấn công vào đường hô hấp gây nhiễm trùng. Khi đó, đờm sẽ được tiết ra nhiều hơn và người bệnh có biểu hiện xuất hiện đờm trong cổ họng nhưng không ho.

2. Viêm amidan

Viêm amidan cũng có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như sốt, họng bị sưng, đau rát, cảm giác đau khi nuốt.

Không ho nhưng có đờm tích tụ ở cổ họng có thể là do bị viêm amidan gây ra

3. Viêm họng hạt

Nếu bạn có cảm giác cổ họng chứa nhiều đờm nhưng không ho, khó nuốt, khó thở, họng ngứa rát, sổ mũi,… có thể là dấu hiệu của viêm họng hạt. Đây là dạng nhiễm trùng mãn tính và khó điều trị dứt điểm.

Tham khảo thêm  Tại sao tóc rụng nhiều? Làm thế nào để ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả?

4. Cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, có thể gây hiện tượng ho khan hoặc không ho nhưng tích tụ đờm ở cổ họng. Đặc biệt, thường có đờm vào thời điểm ban đêm hoặc sáng sớm.

5. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Người mắc ung thư vòm họng thường có triệu chứng không ho nhưng vẫn có đờm ở cổ họng, khàn giọng, khạc đờm ra máu, thở khò khè, tức ngực, khó thở, ù tai,…

Bệnh nhân mắc ung thư vòm họng có thể có biểu hiện có đờm ở cổ họng nhưng không ho

6. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng cổ họng chứa nhiều đờm nhưng không ho cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Môi trường sống bị ô nhiễm, khói thuốc lá: Sinh sống ở nơi có môi trường ô nhiễm hoặc có thói quen hút thuốc thường xuyên có thể gây viêm đường hô hấp, làm đờm tích tụ ở cổ họng.
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm kích thích tiết dịch đờm: Khi cổ họng bị tổn thương, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm như trứng, sữa, ngũ cốc có thể làm tăng khả năng tích tụ đờm trong cổ họng.
  • Đặc thù công việc: Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, hóa chất công nghiệp hoặc phải nói, hát liên tục.
  • Dị ứng: Dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật,…
  • Uống ít nước, tiêu thụ nhiều rượu, trà hoặc cà phê.
  • Trạng thái lo âu, căng thẳng làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Bị lệch vách ngăn mũi hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi,… cũng có thể gây ra tình trạng xuất hiện đờm trong cổ họng nhưng không ho.

Cách cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Để cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau đây:

  • Súc miệng với nước muối hoặc nước muối sinh lý thường xuyên.
  • Giữ ấm cho cơ thể và bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh.
  • Dọn dẹp nhà cửa, không gian sống sạch sẽ, thoáng khí, tránh bụi bẩn.
Tham khảo thêm  Trùng tang - Hiện tượng đáng sợ và cách hóa giải

Đối với chế độ ăn uống:

  • Uống nhiều nước.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, hạn chế sữa, đậu nành, ngũ cốc, lúa mì để tránh làm tăng lượng đờm.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Hạn chế:

  • Uống đá lạnh hoặc thực phẩm được ướp lạnh.
  • Tiêu thụ các thực phẩm cay nóng.
  • Ăn quá nhiều đồ ăn ngọt.
  • Sử dụng các thực phẩm dễ gây ngứa như hạt (vừng, lạc, hướng dương,…).

Uống nhiều nước là một việc người bệnh không nên bỏ qua

Ngoài ra, bạn cần hạn chế nói to, hét lớn hoặc nói liên tục. Tránh xa thuốc lá, rượu, bia, cà phê, thức uống có gas. Không nên tiếp xúc với địa điểm hoặc khu vực nhiều khói bụi hoặc chứa hóa chất độc hại. Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp và tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng.

Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng không ho nhưng vẫn có đờm ở cổ họng kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương hướng điều trị tối ưu cho tình trạng này.

Người gặp tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng nên đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Để được thăm khám và tư vấn điều trị, bạn có thể đến trực tiếp Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội để được hướng dẫn đặt lịch khám tại bệnh viện.

Related Articles

Back to top button