Kiến Thức

Đau bụng kinh: Mọi thứ bạn cần biết về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Đánh giá

Đau bụng kinh không phải là cái gì đó kỳ quặc, mà là một hiện tượng hoàn toàn bình thường mà hầu hết phụ nữ gặp phải trong những ngày có kinh. Tuy nhiên, mức độ đau có thể khác nhau tùy theo từng người. Một số người chỉ cảm nhận đau nhẹ, trong khi đó, với một số người khác, đau bụng kinh có thể gây ra nhiều phiền toái hơn.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là cảm giác đau, co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới do sự co bóp của tử cung, thường xảy ra trước và trong khi kinh nguyệt. Đau bụng kinh còn được gọi là đau bụng đến tháng hay đau bụng tới tháng. Ở mức độ nghiêm trọng, đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của phụ nữ.

Ngoài đau bụng kinh, trong thời kỳ có kinh, phụ nữ cũng có thể mắc các triệu chứng khác như đau thắt lưng, cảm giác đầy hơi ở bụng, khó chịu ở hậu môn,… Nếu kèm theo buồn nôn, tiêu chảy kéo dài, có thể coi đau bụng kinh là triệu chứng của một bệnh lý.

Biểu hiện của đau bụng kinh

Triệu chứng điển hình của đau bụng kinh thường bao gồm:

  • Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, đôi khi đau quặn, đau dữ dội. Tình trạng này thường xảy ra trước và trong 2 ngày đầu của kinh nguyệt, có người thậm chí cả thời gian kinh nguyệt. Mức độ đau sẽ tương ứng với hoạt động co bóp của tử cung, tử cung co bóp càng nhiều thì đau càng nặng.
  • Đau có thể lan xuống vùng thắt lưng và cả vùng đùi.

Ngoài những triệu chứng trên, một số phụ nữ còn gặp các biểu hiện khác:

  • Buồn nôn, khó tiêu.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Mệt mỏi.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Nếu bạn gặp các triệu chứng đau bụng dữ dội, ngày càng nghiêm trọng và bắt đầu đau bụng kinh sau 25 tuổi, nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Đặt lịch khám bệnh cùng các bác sĩ Sản Phụ khoa tại Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội để được tư vấn hỗ trợ.

Phân loại đau bụng kinh

Đau bụng hành kinh được chia thành hai loại: loại nguyên phát và loại thứ phát.

Loại nguyên phát (hay còn gọi là đau bụng hành kinh mang tính cơ năng)
Đau bụng hành kinh nguyên phát thường xảy ra ở phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn, chưa sinh con. Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát xuất hiện sau khoảng 1-2 năm sau khi có kinh lần đầu.

Tham khảo thêm  Khắc phục nguyên nhân tại sao không bật được đèn pin trên iPhone

Đau bụng nguyên phát thường xuất hiện trước ngày kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí 1-2 ngày. Cơn đau thuộc vùng bụng dưới và thắt lưng, cảm giác khó chịu ở hậu môn. 50% phụ nữ có một hoặc nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần… Nếu đau nhiều, bệnh nhân có thể toát mồ hôi, mặt tái nhợt, tay chân lạnh ngắt, hạ đường huyết.

Sau khi kết hôn, sinh con hoặc khi tuổi tác tăng, đau bụng hành kinh có thể giảm hoặc mất hẳn.

Loại đau bụng kinh thứ phát (hay còn gọi là đau bụng kinh mang tính khí chất)
Tình trạng này thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung…

Hai loại đau bụng trên khó phân biệt rõ ràng. Ví dụ, người bị đau bụng kinh nguyên phát sau nhiều năm có thể có những thay đổi về cơ quan sinh dục, làm cơn đau bụng kinh ngày càng nặng; trong trường hợp này, khó để chẩn đoán chính xác.

Đau bụng kinh có phổ biến không?

Đau bụng hành kinh là triệu chứng phổ biến trong chu kỳ kinh. Cảm giác đau của mỗi người khác nhau, mức độ chịu đựng chấp nhận được cũng khác nhau. Vì thiếu các phương pháp định lượng khách quan, chuẩn xác về mức độ đau, nên tỷ lệ phụ nữ cảm thấy đau bụng kinh được thống kê trong các nước có sự chênh lệch khá lớn.

Theo một số điều tra, năm 1980 ở Trung Quốc, 33% phụ nữ trong số 72.000 người được điều tra bị đau bụng hành kinh. Trong đó:

  • 36% bị đau bụng kinh nguyên phát;
  • 32% bị đau kinh thứ phát;
  • 32% không rõ nguyên nhân;
  • 13,6% bị đau kinh dữ dội ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.

Năm 1982, Andersch và Milsom đưa ra báo cáo: 72% phụ nữ thanh niên 19 tuổi ở Thụy Điển bị đau bụng hành kinh, trong đó 15% dùng thuốc giảm đau.

Năm 1985, tại Mỹ, 50% phụ nữ sau tuổi dậy thì bị đau bụng kinh ở mức độ khác nhau, 10% phải nghỉ làm một đến ba ngày mỗi tháng vì đau bụng kinh.

Từ đó có thể thấy, đau bụng kinh là một chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ.

Nguyên nhân và cơ chế gây đau bụng kinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh, biểu hiện của chúng cũng khác nhau. Những người bị u cơ dưới niêm mạc tử cung, có các cơ quan sinh dục có cấu trúc bất thường như cổ tử cung hẹp… đều có thể bị đau bụng kinh. Sự tồn tại của các vật lạ trong tử cung (như vòng tránh thai) cũng có thể kích thích tử cung, gây đau đớn.

Tham khảo thêm  Ngày Quốc Khánh 2/9: Ngày lịch sử, ý nghĩa thời đại

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng kinh có thể quy về những phương diện sau:

Sự co thắt quá độ của tử cung

Trứng sẽ rụng theo chu kỳ hàng tháng. Trong trường hợp trứng không được thụ tinh và không xảy ra quá trình thụ tinh, tử cung sẽ co bóp để đẩy lớp niêm mạc và trứng ra khỏi cơ thể. Khi tử cung co lại, mạch máu ở niêm mạc tử cung bị chèn ép. Điều này làm cho các mô trong tử cung bị thiếu ô-xy, từ đó tạo ra các chất gây co thắt tử cung mạnh hơn và gây đau hơn.

Trong thời kỳ đầu ngày kinh, một chất trung gian hóa học khác cũng được tăng cường sản xuất, gọi là prostaglandin. Chất này làm tăng sự co bóp và co thắt của tử cung, làm tăng mức độ đau trong thời điểm này.

Các bệnh lý phụ khoa

Có thể gặp đau bụng kinh do các bệnh lý sau:

  • U xơ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Hẹp cổ tử cung
  • Bệnh tuyến cổ tử cung

Người sử dụng vòng tránh thai cũng có thể gặp tình trạng tăng đau khi hành kinh. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xuất hiện trong 1 – 2 tháng đầu tiên, sau đó khi tử cung đã quen với vòng tránh thai thì cơn đau sẽ giảm dần.

Yếu tố tăng nguy cơ đau bụng kinh

Đau bụng kinh nguyên phát

  • Thấy kinh lần đầu sớm hoặc muộn: Có liên quan giữa mức độ đau và thời điểm vào kinh lần đầu. Người thấy kinh lần đầu sớm có tỷ lệ cao mắc đau bụng kinh và mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn.
  • Hôn nhân và sinh đẻ.
  • Yếu tố khác: mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết quá lạnh và cơ thể quá nhạy cảm.

Đau bụng kinh thứ phát

  • Nạo phá thai: Nạo phá thai hoặc tác động vào tử cung nhiều lần gây viêm nội mạc và làm tăng tình trạng đau bụng kinh.
  • Sử dụng vòng tránh thai.
  • Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và độ dài chu kỳ. Thời gian kinh càng kéo dài, thời gian đau bụng kinh càng dài.
  • Sử dụng rượu, chất kích thích, hút thuốc lá làm gia tăng tình trạng đau.
  • Thừa cân béo phì cũng làm đau bụng nhiều hơn so với người bình thường.

Chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh

Đau bụng kinh nên làm gì?

Trước tiên, nên đến bệnh viện để kiểm tra phụ khoa một cách tỉ mỉ. Dựa trên lịch sử bệnh, triệu chứng và kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Tham khảo thêm  Chỉ số EPS: Phân loại và cách tính EPS chuẩn nhất

Bệnh nhân cần được kiểm tra để xác định xem triệu chứng đau bụng có phải do các bệnh khác (như u nang buồng trứng, chứng ngoài tử cung, viêm vùng chậu, đẻ non…) gây ra hay là do đau bụng kinh. Việc nhầm chẩn đoán các bệnh trên thành đau bụng kinh sẽ dẫn đến điều trị sai, gây hậu quả không tốt.

Phương pháp điều trị

  • Uống thuốc: Thuốc progestagen có tác dụng làm giãn cơ nhẵn của tử cung, ức chế sự co bóp của tử cung, làm giảm đau đớn. Có thể uống thuốc trong thời gian ngắn hoặc theo chu kỳ.
  • Thuốc kháng viêm: Ưc chế quá trình hợp thành prostaglandin hoặc ngăn chặn sự kết hợp giữa prostaglandin với các chất khác, từ đó giảm đau. Loại thuốc này có thể dùng trong thời gian dài.
  • Thuốc tễ chống lắng đọng canxi: Ưc chế sự co bóp của tử cung. Loại thuốc này có tác dụng phụ như làm giảm huyết áp, cản trở hô hấp.
  • Thuốc Bắc: Có tác dụng làm giảm cơn đau.

Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi các loại thuốc không hiệu quả.

Phòng tránh đau bụng kinh

Do cơ chế phát bệnh của đau bụng kinh nguyên phát chưa được rõ ràng, nên ta chỉ có thể phòng ngừa bằng cách tránh lạnh, không làm việc quá sức, quá căng thẳng. Ngoài ra, bạn nên ăn đủ chất, ăn nhiều thực phẩm từ thực vật như rau, củ, quả để nâng cao sức đề kháng, hạn chế mỡ thừa.

Đối với đau bụng kinh kéo dài do bệnh lý tại cơ quan sinh dục, cần kiểm tra sớm để phát hiện bệnh phụ khoa và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cần:

  • Giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, tránh làm việc quá sức, quá căng thẳng. Tránh sinh hoạt tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt và tránh kiểm tra phụ khoa không cần thiết.
  • Làm tốt công tác tránh thai. Tránh nạo thai và phẫu thuật buồng tử cung (có thể gây dính niêm mạc tử cung và phát sinh các chứng bệnh khác).
  • Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Tránh sinh hoạt tình dục vô ý thức, tránh viêm niệu đạo và các bệnh phụ khoa khác.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết này của Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội để biết thêm thông tin bổ ích khác: Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội

Related Articles

Back to top button