Kiến Thức

Tại sao năm 1960 gọi là năm châu Phi? Có ý nghĩa gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Tìm hiểu về lịch sử châu Phi là một trong những điểm hấp dẫn bởi châu Phi là châu lục với lịch sử đấu tranh, lịch sử tranh giành và bảo vệ lãnh thổ rất quyết liệt. Trong quá trình tìm hiểu về châu Phi cũng như lịch sử châu Phi, không ít người thắc mắc tại sao năm 1960 gọi là năm châu Phi, và năm châu Phi có ý nghĩa như thế nào? Cùng trungcapykhoa.edu.vn giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vài nét về châu Phi

Châu Phi được biết đến là châu lục có diện tích lãnh thổ lớn thứ hai Thế Giới. Và đây cũng là vùng lãnh thổ có hệ sinh thái vô cùng độc đáo và thú vị. Châu Phi là châu lục có khí hậu khô nóng nhất với diện tích hoang mạc lên đến 60%, nhiệt độ ở đây có thể lên đến 40 độ. Tuy nhiên, khí hậu ở đâu cùng rất khắc nghiệt. Vào mùa lạnh, có nơi ở châu Phi có thể giảm xuống -24 độ.

Châu Phi cũng là châu lục được biết đến với nguồn khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào. Nam Phi là nơi khai thác vàng lớn nhất Thế Giới, và đã đạt tới con số hơn 3.8 tỉ đô. Bên cạnh đó, Nam Phi cũng là nơi rất phát triển ngành công nghiệp khai thác kim cương. Lượng vàng và kim cương ở châu Phi khai thác hàng năm có thể lên đến 50% lượng vàng và kim cương tổng của Thế Giới.

Châu Phi trước năm 1960 có bối cảnh thế nào?

Cuối thế kỷ 19, phần lớn các quốc gia châu Phi bị các nước phương Tây xâm lược, đại diện là Anh và Pháp với diện tích thuộc địa chiếm được lớn nhất. Các nước Phương Tây bên cạnh Anh và Pháp còn có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Bỉ đã tiến hành cai trị và bóc lột, đàn áp kinh tế và chính trị ở châu Phi.

Châu Phi trước năm 1960 có bối cảnh thế nào?
Châu Phi trước năm 1960 có bối cảnh thế nào?

Cùng với sự vùng lên và phát triển của phong trào độc lập dân tộc trên Thế Giới, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến tranh Thế Giới thứ hai (1939 – 1945)

Tham khảo thêm  028 là mạng gì? Đầu số 028 ở đâu? Số 028 có lừa đảo không?

Năm 1951, một cột mốc quan trọng của người dân châu Phi là Libya giành độc lập và trở thành nước đầu tiên giành được độc lập từ tay các nước phương Tây kể từ sau năm 1945.

Năm 1954, với làn sóng vang dội từ cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam, đế chế Pháp bị lung lay và sự kiện này đã là cột mốc quan trọng, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi.

Năm 1956, độc lập đã hoàn toàn về tay 3 quốc gia châu Phi là Marocco, Tunisia, Sudan. 

Tiếp theo đó, năm 1957, độc lập cũng thực sự về tay nhân dân Bờ Biển Vàng và thành lập quốc gia Ghana.

Năm 1960, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân trên toàn Thế Giới. Chính thức trao trả độc lập và quyền làm chủ dân tộc thuộc địa. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần đấu tranh giành độc lập của các nước châu Á, châu Phi và Mỹ – Latinh.

Tại sao năm 1960 gọi là năm châu Phi?

Năm 1960 là cột mốc rất quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Phi. Với 17 quốc gia giành được độc lập, phong trào đấu tranh lan rộng và bùng lên khắp châu Phi.

Tại sao năm 1960 gọi là năm châu Phi?
Tại sao năm 1960 gọi là năm châu Phi?

Diễn biến của năm châu Phi được tóm tắt như sau:

Mở đầu phong trào đấu tranh giành độc lập là ngày 1/1/1960, người dân quốc gia Cameroon vùng lên và lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

Ngày 27/4/1960, nối tiếp Cameroon thì Togo trở thành quốc gia thứ hai thành công lật dổ ách thống trị của thực dân Pháp.

Ngày 20/6/1960, hai quốc gia Senegal và Soudan đã giành được độc lập và hợp lại thành lập Liên bang Mali. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Senegal tự tách khỏi Liên bang Mali và thành lập một quốc gia riêng biệt là Mali vào ngày 22/9/1960.

Tham khảo thêm  Sale là gì ? Công việc của sale gồm những gì?

Ngày 26/6/1960 cũng đánh dấu sự nổi dậy và giành độc lập của nhân dân Madagascar.

Ngày 30/6/1960, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Congo chính thức được thành lập, thoát khỏi sự đô hộ và bóc lột của Bỉ.

Tháng 7/1960, nước Cộng hòa Somalia được thành lập, thoát khỏi sự xâm lược của Anh và Italia 

Tháng 8/1960 là tháng vô cùng bùng nổ với 8 nước thoát khỏi sự xâm lược của thực dân Phương Tây, bao gồm: Dahomey, Nigeria, Bờ Biển Ngà, Tchad, Oubangui-Chari, Congo thuộc Pháp, Gabon, Thượng Volta. Cụ thể:

  • Dahomey: từ năm 1899, Dahomey là thuộc địa của thực dân Pháp. Đến ngày 1/8/1960, Dahomey chính thức giành độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Pháp và chính thức đổi tên thành Benin vào năm 1975.
  • Niger: từ năm 1900, Niger là thuộc địa của Pháp, đến năm 1958, Nigeria giành được quyền tự trị, tuy nhiên vẫn nằm trong Cộng đồng Pháp. Đến ngày 3/8/1960, Nigeria tuyên bố độc lập hoàn toàn.
  • Thượng Volta: từ năm 1904, Thượng Volta là thuộc địa của Pháp, đến năm 1958, Thượng Volta trở thành một nước tự trị nhưng vẫn thuộc cộng đồng Pháp. Đến ngày 5/8/1960, Thượng Volta tuyên bố độc lập hoàn toàn và đổi tên thành Burkina Faso vào năm 1984.
  • Bờ Biển Ngà: từ năm 1893, Bờ Biển Ngà thuộc sự cai trị của Pháp, và đến năm 1958, Bờ Biển Ngà giành được quyền tự trị nhưng vẫn thuộc cộng đồng Pháp. Đến ngày 7/7/1960, Bờ Biển Ngà chính thức tuyên bố độc lập.
  • Ngày 11/8/1960, Tchad tuyên bố giành độc lập và chính thức thoát khỏi tay thực dân Pháp xâm lược.
  • Oubangui-Chari: Từ năm 1899, Oubangui-Chari là thuộc địa của Pháp, đến năm 1958, Oubangui-Chari giành quyền tự trị và đổi tên thành Cộng hòa Trung Phi thuộc cộng đồng Pháp. Ngày 13/8/1960, Cộng hòa Trung Phi chính thức giành độc lập.
  • Congo: một quốc gia ở Tây Phi – Congo là thuộc địa của Pháp từ năm 1891, đến năm 1958, Congo giành quyền tự trị và thuộc cộng đồng Pháp. Ngày 15/8/1960, Congo chính thức giành độc lập và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Congo.
  • Gabon: từ năm 1888, Gabon là thuộc địa của Pháp, đến năm 1946, Gabon nằm trong Liên hiệp Pháp và ngày 17/8/1960, Gabon chính thức giành độc lập, đổi tên thành nước Cộng hòa Gabon.
  • Và cuối cùng, quốc gia giành độc lập trong năm châu Phi là Nigeria. Ngày 1/10/1960, Nigeria buộc chính quyền Anh trao trả độc lập và chấm dứt sự thống trị.
Tham khảo thêm  Tại sao pin iphone tụt nhanh? Cách khắc phục thế nào?

Năm châu Phi có ý nghĩa lịch sử ra sao?

Năm 1960 là cột mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự thành công thắng lợi trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các quốc gia châu Phi. Năm 1960, ách thống trị của chủ nghĩa thực dân chính thức bị lật đổ.

Từ đây cũng là đòn bẩy giúp chủ nghĩa xã hội có cơ hội được mở rộng và phát triển ở châu Phi, tại các quốc gia còn lại vẫn dưới ách thống trị của chủ nghĩa Phương Tây. Sau sự kiện năm châu Phi 1960, 17 nước giành độc lập dân tộc thì đến năm 1975, thắng lợi của Môdămbích và Angola đã đánh dấu sự tan rã hoàn toàn chế độ thực dân kiểu cũ ở châu Phi

Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi đánh dấu bước chuyển mình quan trọng
Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi đánh dấu bước chuyển mình quan trọng

Đến tháng 11/1993, Hiến pháp ra đời đã xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Cùng với đó là sự vinh danh của Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi vào tháng 4/1994 đã đánh dấu cơ hội quan trọng cho các nước châu Phi bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội từ sau khi giành độc lập dân tộc.

Kết luận

Tóm lại, trên đây là các thông tin liên quan đến châu Phi, lịch sử giải phóng dân tộc khỏi sự đàn áp và đô hộ của tư bản phương Tây. Hy vọng bài viết đã giúp bạn thành công trả lời được câu hỏi tại sao năm 1960 gọi là năm châu Phi. theo dõi nhiều hơn các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

>>> Có thể bạn sẽ quan tâm:

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button