Kiến Thức

Ong đốt: Cách phòng tránh và xử lý hiệu quả

Đánh giá

Không ai trong chúng ta có thể lường trước được bị ong đốt lúc nào, trừ khi cố tình chọc giận chúng. Tuy nhiên, dù là lý do nào, nếu đã bị ong đốt thì bạn cần phải nắm được cách sơ cứu nhanh chóng, tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau. Nhiều thắc mắc được hỏi như bị ong đốt có nguy hiểm không? Các triệu chứng như thế nào? Bị ong đốt bôi gì nhanh hết sưng? Chúng ta sẽ giải đáp giúp bạn ngay dưới đây.

Ong đốt có nguy hiểm không?

Ong là loài côn trùng có tập tính sống theo bầy đàn. Chúng thường sẽ có phản xạ gay gắt, thậm chí là tấn công con người mỗi khi bị kích động hoặc cảm thấy đe dọa. Ong đốt không phải là trường hợp hiếm, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng tùy theo từng loài mà nọc ong sẽ gây ra những phản ứng có mức nguy hiểm khác nhau trên cơ thể con người.

Tập tính bầy đàn khiến ong phản ứng dữ dội khi bị chọc tức

Hệ thống sinh thái tự nhiên của Việt Nam ghi nhận có đa dạng các loài ong khác nhau như: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong rừng, ong bầu,… Mỗi loài sẽ có một mức sát thương khác nhau khi nọc của chúng tiếp xúc với cơ thể người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nọc ong thường chứa một hợp chất có tính acid, hiếm gây ra tình trạng nghiêm trọng. Khi vết chích không nhiều và nằm trong vùng an toàn, thì chỉ sau vài ngày việc bôi thuốc sẽ giúp vết chích tự biến mất.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt xảy ra khi cơ thể bạn bị chích quá nhiều ở phần đầu hoặc ở cùng một vị trí. Những trường hợp bị kích ứng mạnh, dị ứng với ong thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn. Biểu hiện cụ thể đó là cơ thể tím tái, khó thở gây ra trụy tim.

Tham khảo thêm  15 Bí Quyết Khắc Phục Tình Trạng Sạc Pin Điện Thoại Không Hiệu Quả

Nếu không biết bị ong đốt bôi gì hay không có biện pháp ứng cứu kịp thời, sẽ để lại nhiều di chứng cũng như kết quả không mong muốn. Trong trường hợp đó, người nhà bệnh nhân cần quan sát, đưa ngay đến các cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị an toàn.

Triệu chứng bị ong đốt là gì?

Biểu hiện đầu tiên ngay sau khi bị ong chích là vùng da tại vết đốt sẽ sưng mọng, mẩn đỏ, cộng thêm cảm giác đau nhức, ngứa ở quanh khu vực đó.

Biểu hiện thường gặp khi bị ong đốt

Trong trường hợp nạn nhân bị dị ứng với ong, cơ thể sẽ xuất hiện thêm nhiều phản ứng nặng hơn như sưng niêm mạc họng, ngứa dữ dội, chóng mặt, mạch đập nhanh, sốc phản vệ, ói mửa. Thậm chí bị suy hô hấp, tụt huyết áp, mất dần đi ý thức và một số biểu hiện nguy hiểm khác.

Từ việc phân chia biểu hiện dị ứng, người ta thường xác định các mức độ cụ thể như sau:

  • Mức độ 1: Sưng đỏ, nhức,.. tại vết ong đốt và sẽ mất sau vài giờ.
  • Mức độ 2: Sưng phù, ngứa toàn thân,..
  • Mức độ 3: Khó thở.
  • Mức độ 4: Sốc phản vệ, chóng mặt, mất ý thức.

Thực tế, bất kể là trẻ nhỏ hay người lớn, với những người bị mức dị ứng cao có thể bị nguy hiểm tới tính mạng.

Bị ong đốt bôi gì hết sưng nhanh?

Vậy khi gặp phải trường hợp bị ong đốt, cần bôi gì? Bôi thuốc kháng sinh histamin nếu bạn cảm thấy ngứa. Bạn nên để tâm hơn với trường hợp này vì bạn rất có thể sẽ bị dị ứng. Sau khi xử lý như trên, bạn phải có thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều, luôn sát sao theo dõi tình trạng. Khi xuất hiện biểu hiện gì quá nghiêm trọng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Bôi thuốc kháng sinh histamin giúp giảm ngứa khi bị ong đốt

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các mẹo nhỏ như bôi kem đánh răng, giấm táo hay vôi tôi sẽ giúp giảm sưng và đau nhức. Trong các nguyên liệu đó thường có tính kiềm làm vô hiệu hóa acid có trong phần nọc độc của ong. Tăng cường uống nước để có thể loại bỏ một phần độc tố. Cuối cùng, đừng nên gãi hay chạm nhiều vào vết thương, bạn sẽ chỉ thêm cảm giác ngứa, góp phần làm tổn thương các vết chích.

Tham khảo thêm  5 nguyên nhân và cách sửa lỗi máy tính Casio FX-570VN Plus bị chập chờn màn hình lúc lên lúc không

Xử lý thế nào khi gặp trường hợp ong đốt?

Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, bản thân mỗi người cần phải trang bị cho mình một số kiến thức nhất định để ứng cứu khi chẳng may mình hoặc người trong gia đình mình bị ong đốt.

Các bước sơ cứu đơn giản tại nhà như sau:

Lấy ngòi kim

Đầu tiên bạn cần di chuyển ra khỏi vùng có ong càng xa càng tốt để tránh rơi vào tầm ngắm của chúng lần thứ 2. Tiếp theo, hãy quan sát kỹ tại vị trí ong đốt. Nhận thấy vòi chích nổi lên bề mặt da, hãy dùng móng tay hoặc tìm một dụng cụ hữu ích như nhíp để gắp nhẹ đầu kim ra ngoài.

Tuyệt đối không cố dùng lực để nắn, bóp lấy vòi chích. Vì điều đó sẽ làm lây lan độc tố sang khu vực xung quanh của phần da bị đốt. Bước này nên được thực hiện một cách nhanh chóng tránh chất độc gây sưng và nhức trong một thời gian dài.

Rút ngòi ong ngay sau khi bị đốt

Sát trùng

Sau đó, bạn cần vệ sinh lại vết thương bằng xà phòng, nước sạch hay các dung dịch sát trùng nhằm phòng ngừa trường hợp bị nhiễm khuẩn. Bởi ong cũng là một loài côn trùng bay lang thang, bám đậu ở nhiều nơi. Rất có khả năng nhiều vi khuẩn nhiễm bệnh sẽ cư trú, bám vào thân ong.

Giảm sưng nhức

Để giảm sưng nhức, bạn nên chườm đá, khăn lạnh khoảng 20 phút. Chúng cũng góp phần giảm viêm và giúp bạn cảm thấy bớt đau hơn. Tuy nhiên, cũng không nên đặt trực tiếp đá vào vết thương mà bạn nên cho chúng vào túi chườm lạnh để tản đều nhiệt. Nếu vẫn còn đau, có thể tiếp tục chườm. Lặp đi lặp lại điều này nhiều lần bạn sẽ cảm thấy khá hơn.

Kết hợp nâng tay, chân những vùng bị đốt lên cao hơn so với vùng tim cũng sẽ giúp vết chích bớt sưng. Nếu bạn cảm thấy ngứa, cần bôi thuốc. Bị ong đốt bôi gì đã được chúng tôi giải đáp ở trên.

Tham khảo thêm  033 là mạng gì? Những ý nghĩa đặc biệt của đầu số 033 mà bạn

Phòng tránh ong đốt như thế nào hiệu quả?

Nắm được bị ong đốt bôi gì, bạn sẽ đề phòng được những trường hợp xấu xảy đến. Vậy bạn đã biết các biện pháp để phòng tránh việc bị ong đốt chưa? Dưới đây, hãy để chúng tôi mách bạn những phương pháp hữu ích nhất trong việc phòng tránh ong đốt. Cụ thể:

  • Tránh xa khu vực có nhiều tổ ong.
  • Không dùng các vật dụng có cán dài như chổi, gậy để chọc phá tổ ong.
  • Khi đi vào nơi rậm rạp, nghi ngờ có tổ ong sinh sống, hãy mang đồ bảo hộ hoặc chuẩn bị khói, lửa để xua đuổi ong.
  • Phải giữ bình tĩnh nếu ong bay xung quanh bạn, không nên chạy, vì điều này sẽ kích thích phản ứng của ong.
  • Phát quang cây cối xung quanh khu vực bạn sinh sống để tránh việc ong đến làm tổ.

Phòng ong đốt để tránh nguy hiểm

Chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về việc bị ong đốt bôi gì, cũng như các biện pháp xử lý và phòng tránh khi bị ong tấn công. Hãy lưu tâm để giữ an toàn cho chính mình và những người thân yêu xung quanh nhé! Nếu bạn cần được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội, xin vui lòng liên hệ với bệnh viện qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Related Articles

Back to top button