Kiến Thức

Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội: Thuyết minh là gì và các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh?

Đánh giá

Trong quá trình học tập tại trung học, chúng ta đã được tiếp cận với nhiều loại văn bản, trong đó có văn bản thuyết minh. Đây là một loại văn bản thông dụng bởi ý nghĩa mà nó mang lại. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức tới người đọc những gì khách quan nhất, chính xác nhất phản ánh thông qua “tác phẩm” của người truyền đạt.

1. Thuyết minh là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên), thuyết minh là việc nói hoặc giải thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự kiện, sự việc hoặc hình ảnh đã đưa ra. Có thể hiểu thuyết minh là việc trình bày, khái quát, miêu tả chính xác khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng, sự kiện, hoàn cảnh, một vấn đề của tự nhiên, xã hội và con người thông qua lời nói hoặc văn bản cụ thể.

2. Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh:

Trong 6 kiểu văn bản đã được học ở chương trình ngữ văn THCS như văn bản tự sự, biểu cảm, nghị luận, điều hành, thì văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình tập làm văn. Văn bản thuyết minh là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống.

Có thể nói, văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi. Ví như khi chế tạo một thứ máy móc nào đó, nhà sản xuất đều kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản. Hay một danh lam thắng cảnh, ở cổng vào người ta đều ghi lời giới thiệu về lai lịch, sơ đồ thắng cảnh.

Trong thực tế cuộc sống, chúng ta không thể thăm quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng, hay biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân, tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng. Nhưng chúng ta có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh.

Tham khảo thêm  Ngủ quá nhiều: Dấu hiệu bất thường cần quan tâm

Văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết về đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng và biết cách sử dụng chóng vào mục đích có lợi ích con người. Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học, nó đòi hỏi sự chính xác, rạch ròi.

Trước khi đi vào hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, chúng ta cần nêu rõ một vài vấn đề về văn bản thuyết minh.

Thứ nhất, văn bản thuyết minh được chia thành 3 loại phổ biến:

  • Văn bản thuyết minh trình bày, giới thiệu.
  • Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng.
  • Văn bản thuyết minh có tính nghệ thuật.

Thứ hai, đặc điểm của văn bản thuyết minh:

  • Văn bản thuyết minh phải có tính chuẩn xác:
    • Tri thức phải chân thực, khách quan, khoa học.
    • Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.

Để đạt được sự chuẩn xác cần:

  • Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.

  • Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được tài liệu có giá trị.

  • Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có.

  • Văn bản thuyết minh phải có tính hấp dẫn:

    • Tính hấn dẫn: Lôi cuốn, thu hút sự chú ý.
    • Một số biện pháp làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn:
      • Đưa chi tiết cụ thể sinh động, con số chính xác.
      • So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc.
      • Câu văn biến hóa tránh đơn điệu.
      • Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

Thứ ba, các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.

Để làm một bài văn thuyết minh cần phải có tri thức. Muốn có tri thức phải biết quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức. Quan sát không chỉ đơn thuần là nhìn, xem mà phải được xuất phát từ việc phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân biệt được cái chính, cái phụ. Sau đó, phân tích xem đối tượng thuyết minh có thể chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì và quan hệ giữa các bộ phận. Khi đã có tri thức rồi, cần vận dụng phương pháp phù hợp.

  • Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Khi định nghĩa, giải thích, người viết phải xác định được đối tượng thuộc vào loại sự vật, hiện tượng nào, từ đó chỉ ra nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm riêng, cách sử dụng, cách chế tạo ra nó. Khi nêu định nghĩa, người viết thường sử dụng từ “là” để biểu thị phán đoán.

  • Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, số liệu: Phương pháp này đòi hỏi người viết khi đưa ví dụ và số liệu phải khách quan, chính xác, đáng tin cậy.

  • Phương pháp so sánh: Đây cũng là một phương pháp sử dụng phổ biến trong văn bản thuyết minh.

  • Phương pháp phân loại, phân tích: Trong quá trình thuyết minh, đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại để trình bày cho rõ ràng. Hoặc một đối tượng có nhiều bộ phận, nhiều mặt thì nên phân ra từng bộ phận, từng mặt để lần lượt tình bày.

Tham khảo thêm  Tại sao Messenger không gửi được tin nhắn? Cách khắc phục?

Khi thuyết minh một đối tượng, ta thường sử dụng đan xen kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau để thoả mãn các yêu cầu trình bày hoặc giới thiệu, giải thích (hầu như không có văn bản thuyết minh nào chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp thuyết minh).

Việc sắp xếp ý trong bài tập làm văn nói chung và sắp xếp ý trong bài văn thuyết minh nói riêng là công việc rất quan trọng. Đối tượng thuyết minh rất đa dạng. Vì thế, việc sắp xếp ý cũng đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Khi sắp xếp ý, cần lưu ý phù hợp với từng dạng bài thuyết minh. Có một số cách sắp xếp ý cơ bản như:

  • Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm – cấu tạo – công dụng. Phù hợp với bài thuyết minh về đồ vật như giới thiệu chiếc xe đạp hay một loài cây nào đó.

  • Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm – cấu tạo – sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển trong lịch sử. Phù hợp với kiểu bài thuyết minh các đối tượng gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc như giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam hay chiếc nón lá Việt Nam; giới thiệu món ăn dân tộc.

  • Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm không gian (bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau). Phù hợp với kiểu bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

  • Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm về nội dung và hình thức, giá trị văn hoá. Phù hợp với kiểu bài giới thiệu về các tác phẩm văn học nghệ thuật, các thể loại văn học.

  • Sắp xếp ý theo trình tự các công việc: Nguyên liệu – cách chế biến – yêu cầu về thành phẩm. Phù hợp với kiểu bài giới thiệu về phương pháp, cách làm thường vận dụng cách sắp xếp ý này.

Theo cách sắp xếp ý phù hợp với từng dạng bài thuyết minh, chúng ta có thể truyền đạt ý của mình một cách rõ ràng và hấp dẫn cho người đọc.

Tham khảo thêm  Mewing - Tạo đường viền hàm đẹp và sắc nét hơn

Với những kiến thức trên, chúng ta có thể tự tin hơn khi viết một bài văn thuyết minh chất lượng và hấp dẫn. Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc trau dồi kỹ năng viết và thuyết trình.

Mọi thông tin chi tiết về các chương trình tuyển sinh Y Dược tại Hà Nội, vui lòng truy cập Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội.

Related Articles

Back to top button