Thông tin tuyển sinh

Đại học Thú Y – Ngành học đang rất phát triển

5/5 - (1 bình chọn)

Giới thiệu Ngành Thú Y:

Mục tiêu chung của ngành Thú Y là đào tạo và trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn về thú y. Sinh viên sẽ được học các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, sử dụng dược phẩm và hóa chất phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi và hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Sinh viên cũng sẽ được nắm vững kiến thức về tiếp thị, giao tiếp và các ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.

Với chuyên ngành Bác sĩ Thú Y: học viên sẽ học chuyên sâu về bệnh học, ngoại khoa và giải phẩu bệnh, pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật và kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc.

Với chuyên ngành Dược Thú Y: sinh viên sẽ học tập và nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, ngộ độc dược phẩm, kiểm nghiệm dược phẩm, độc chất học, pháp chế về dược thú y. Chi tiết sẽ được Văn Phòng Tuyển Sinh Y Dược Hà Nội chia sẻ ngay sau đây.

Công việc của Ngành Thú Y

  • Mở phòng khám thú y tư nhân: Chữa bệnh cho động vật cảnh, mô hình này hiện đang rất phát triển.
  • Làm việc trong các cơ quan ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn các cấp từ cơ sở đến trung ương.
  • Làm việc trong các viện nghiên cứu như Viện chăn nuôi, Viện thú y, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Viện vệ sinh dịch tễ, viện KHKT Nông nghiệp.
  • Làm việc tại các trung tâm kiểm dịch như kiểm dịch tại các sân bay quốc tế, cửa khẩu, cảng biển, các phòng thí nghiệm thuộc các trung tâm kiểm dịch.
  • Làm việc tại các công ty, nhà máy chế biến thực phẩm (công việc chủ yếu là kiểm tra chất lượng sản phẩm – KCS).
  • Làm việc cho các chương trình phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong nước và tổ chức quốc tế.
  • Nhiều BSTY mở các công ty sản xuất và phân phối thuốc thú y, vaccin, thức ăn gia súc, cùng với các kỹ sư chăn nuôi sản xuất và cung ứng con giống hay dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho vật nuôi.
  • Đi dạy học (làm giáo viên) cũng là một công việc của BST. Nhiều BSTY sau khi tốt nghiệp trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và dạy các môn học liên quan đến chuyên môn họ đã được đào tạo. Có nhiều người trở thành giáo viên trong các trường phổ thông.
Tham khảo thêm  Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Mở Rộng Cánh Cửa Tương Lai Y Tế

Vai trò của Ngành Thú Y

Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. Trong xã hội công nghiệp và ô nhiễm chất thải, con người có thể trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc bất kỳ lúc nào nếu không có những hiểu biết để đề phòng ngừa. Vì những lý do kể trên và nhiều lý do khác nữa, những lĩnh vực nghiên cứu của thú y và khoa học thú y cũng như BSTY không thể thiếu trong đời sống của chúng ta.

Các ngành Tuyển sinh Đại học Thú Y năm 2015 – 2016 gồm:

I. Liên thông từ Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học Thú Y hệ VLVH:

  1. Đối tượng dự thi: Những người có bằng TCCN, trung cấp Nghề, Cao đẳng Chuyên nghiệp, Cao đẳng Nghề chuyên ngành Thú Y và Chăn nuôi (những thí sinh chưa có bằng THPT thì phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD).
  2. Môn dự thi: Thi 03 môn: Thi Toán, Cơ sở và chuyên ngành.
  3. Thời gian đào tạo:
  • Liên thông Trung cấp lên Đại học học 3 năm.
  • Liên thông Cao đẳng lên Đại học học 1.5 năm.
  • Học thứ 7 và Chủ nhật.

II. Hệ Đại học Vừa học Vừa làm:

  1. Đối tượng dự thi: Tốt nghiệp THPT, BTVH hoặc tốt nghiệp TCCN, trung cấp nghề.
  2. Môn dự thi: Thi 03 môn: Toán học, Hóa học, Sinh học.
  3. Thời gian đào tạo: 04 năm, học thứ 7 và Chủ nhật.

III. Hồ sơ dự thi 02 hệ gồm:

  • Bằng tốt nghiệp THPT, BTVH, TCCN, TCN, CĐCN, CĐ Nghề (bản sao công chứng).
  • Học bạ THPT, bảng điểm TC, CĐ (bản sao công chứng).
  • Giấy khai sinh (bản sao công chứng).
  • 04 Ảnh 3×4.

IV. Nơi tư vấn và thu nhận hồ sơ: Phòng 103 nhà B, Số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button