Kiến Thức

Tại sao bị nấc cụt? Cách khắc phục như thế nào?

Đánh giá

Tại sao bị nấc cụt chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua tình trạng này nhưng đối với người lớn, nó thường không kéo dài và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, nấc cụt có thể gây khó chịu.

Tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày?
Lý do của hiện tượng nấc cụt được giải thích khá đơn giản. Đây được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Cơ chế nấc cụt liên quan đến sự kích thích cung phản xạ não – thần kinh hoành hoặc thần kinh cơ hoành.

Thông thường, một cơn nấc cụt kéo dài khoảng 5-10 phút, có thể kéo dài hơn đối với một số trường hợp.

Tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày?

Nguyên nhân tại sao bị nấc cụt thông thường
Nguyên nhân thông thường cho tình trạng nấc cụt gồm:

  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: uống nhiều thức uống có gas, uống nhiều rượu.
  • Kích động hoặc căng thẳng quá mức: chưa có sự liên quan chặt chẽ giữa căng thẳng và nấc cụt, nhưng một số người trước khi bị nấc cụt thường đang trong tình trạng căng thẳng.
  • Dạ dày bị giãn căng: những cơn nấc cụt ngắn thường bắt nguồn từ dạ dày bị giãn căng, sau khi ăn no hoặc uống quá nhiều thức uống có gas, thức uống có cồn.
  • Sau khi phẫu thuật: sau khi trải qua phẫu thuật, dây thần kinh hoành và dây thần kinh phế vị bị tác động gây nấc cụt.

Nguyên nhân tại sao bị nấc cụt nghiêm trọng
Thông thường, các cơn nấc cụt chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn bị tình trạng nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các vấn đề sau:

  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: tình trạng này xảy ra khi hệ thần kinh bị nhiễm trùng hoặc có khối u. Các bệnh về hệ thần kinh trung ương như viêm màng não, đa xơ cứng, chấn thương sọ não, khối u, đột quỵ là nguyên nhân tại sao bị nấc cụt trong thời gian dài.
  • Kích ứng dây thần kinh phế vị: dây thần kinh phế vị thường liên quan đến cơn nấc cụt. Các tác nhân gây kích ứng dây thần kinh này có thể là bướu cổ, u nang, trào ngược dạ dày thực quản, viêm thanh quản, dị vật trong tai, đau họng.
  • Rối loạn và chuyển hóa: các tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể bắt nguồn từ nghiện rượu, bệnh thận, dùng thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc an thần, bệnh cân bằng điện giải và bệnh tiểu đường.
Tham khảo thêm  Bí ẩn dãy số 690 452 và ý nghĩa sâu xa đằng sau

Bị nấc cụt làm sao hết? 7 cách hiệu quả nhất

Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều cách chữa trị cơn nấc cụt hiệu quả. Tùy vào cơ địa mỗi người mà cách chữa nấc cụt cũng khác nhau. Cơ chế cơ bản để chữa khỏi con nấc cụt là điều chỉnh lại việc co thắt cơ hoành đột ngột ảnh hưởng đến dây thần kinh bị kích động. Cách trị nấc cụt cho người lớn và trẻ em cũng có sự khác biệt.

Cách chữa nấc cụt cho người lớn

Bịt kín tai trong 20 – 30 giây

Nếu bạn bị nấc cụt ở nơi đông người, bạn có thể thử bịt kín tai trong 20-30 giây và nín thở, tập trung vào im lặng. Hành động này giúp thư giãn dây thần kinh phế vị và cơ hoành, hạn chế nấc cụt liên tục. Nếu sau 20-30 giây vẫn chưa hết cơn nấc cụt, bạn có thể bịt kín tai thêm và thử lại.

Uống nước liên tục

Uống nhiều nước và uống nước liên tục là phương pháp chữa trị nấc cụt được lan truyền rất mạnh mẽ trong dân gian. Khi bạn uống nước liên tục theo từng ngụm nhỏ, cơ hoành sẽ hạn chế việc co thắt liên tục. Đồng thời, nếu bạn cũng nín thở trong khi uống nước, cơn nấc cụt sẽ tan biến nhanh chóng. Lưu ý chỉ nên uống nước nhỏ để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.

Hít thở sâu và từ từ

Điều chỉnh hơi thở, hít thở sâu và từ từ cũng là cách chấm dứt cơn nấc cụt hiệu quả. Bạn cần thả lỏng các cơ, hít thật sâu và giữ không khí trong thời gian ngắn, trong khả năng chịu đựng của cơ thể để căng cơ hoành. Lặp lại quá trình này và điều chỉnh hơi thở, cơn nấc cụt sẽ nhanh chóng tan biến.

Lè lưỡi hết mức

Lè lưỡi hết mức là một trong những cách chữa trị cơn nấc cụt hiệu quả ở người lớn. Giống như cách bịt kín tai, lè lưỡi hết mức khiến dây thần kinh phế vị bị kích thích, cải thiện cơ hoành bị co thắt và tình trạng nấc cụt sẽ hoàn toàn biến mất.

Tham khảo thêm  Lương Gross và Lương Net: Tìm Hiểu và Chọn Lựa Đúng

Cách chữa nấc cụt cho trẻ nhỏ

Việc tìm ra nguyên nhân và chữa trị nấc cụt ở trẻ em thường phức tạp hơn so với người lớn. Và tình trạng nấc cụt ở trẻ em sẽ kéo dài hơn nếu không có biện pháp giúp bé khắc phục.

Cho trẻ uống nước hoặc bú sữa

Phương pháp đơn giản nhất để giúp bé ngăn chặn tình trạng nấc cụt là cho bé uống nước hoặc bú sữa. Mẹ có thể cho bé uống từng chút, từng chút nếu bé không đói. Đối với bé lớn hơn, mẹ có thể điều tiết cho bé hít thở đều và sâu kết hợp với uống nước từng ngụm nhỏ.

Vuốt, vỗ nhẹ lưng trẻ

Vỗ nhẹ vào lưng bé cũng là một cách giúp cải thiện tình trạng nấc cụt ở bé. Mẹ vỗ vào lưng bé nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, đến khi bé ợ hơi và trào ngược giảm, cơn nấc cụt sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Thay đổi sự chú ý của trẻ

Mẹ có thể hướng sự chú ý của bé đi nơi khác, không quan tâm đến cơn nấc cụt của mình nữa. Có thể là âm thanh tâm sự nhẹ nhàng và thu hút, hoặc các món đồ chơi bắt mắt và thú vị. Lúc này, dây thần kinh của bé được thư giãn, cơ hoành không bị co thắt đột ngột nữa và cơn nấc cụt sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Bịt cánh mũi hoặc lỗ tai của trẻ

Phương pháp bịt mũi và tai hiệu quả không chỉ dành cho người lớn mà còn áp dụng cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể bịt cánh mũi bé nhẹ nhàng và quan sát, khi bé không thể giữ được nữa, mẹ cho bé hít thở vài giây. Lặp lại quá trình này đến khi cơn nấc cụt chấm dứt hoàn toàn.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn lý do tại sao bị nấc cụt và cách khắc phục phù hợp. Để cập nhật thông tin hữu ích, hãy theo dõi các bài viết khác của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm:

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button